03:12 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu

Thứ ba - 28/08/2018 07:09
Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD, thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 – 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động từ thẻ vàng IUU khiến mục tiêu này khó hoàn thành trong năm 2018.

Bà Lê Hằng, Phó Giám Đốc Trung tâm Vasep Pro (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam) nhận định như thế khi đánh giá về tác động của thẻ vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản khai thác của Việt Nam tại Hội chợ Vietfish 2018.

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu - 1

Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Theo bà Hằng, tác động từ thẻ vàng IUU đang làm chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm so cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể theo báo cáo của Trung tâm Vasep Pro, tổng xuất khẩu hải sản vẫn tăng trưởng dương 7,4% nhưng các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn so cùng kỳ 2017. Tăng trưởng xuất khẩu từng tháng dao động và mức tăng chậm lại.

Xuất khẩu hải sản sang EU sau thẻ vàng IUU chiếm 12 – 15% tổng xuất khẩu của cả nước và có chiều hướng giảm liên tục trong năm 2018 (4 – 20%).

Với các sản phẩm cụ thể, xuất khẩu cá ngừ là mặt hàng duy trì tăng trưởng dương cao nhất. Tuy nhiên so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đều thấp hơn đáng kể. Năm 2018 tăng từ 1 – 15% trong khi năm 2017 tăng từ 20 – 34%.

 

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu - 2

Tốc độ tăng trưởng qua từng tháng của cá ngừ đều thấp hơn đáng kể so cùng kỳ. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số trừ các tháng 12.2017, tháng 2 và tháng 4 năm 2018. Từ tháng 1 đến tháng 7.2018, xuất sang châu Âu tăng 22%, đạt 84 triệu USD, chiếm 23% tổng xuất cá ngừ. Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ cũng giảm 8%, chỉ còn 118 triệu USD, chiếm 33%.

Với mực và bạch tuột, từ đầu năm đến tháng 7.2018, cả nước xuất được 353 triệu USD, tăng 6%. Qua theo dõi cho thấy, xuất khẩu ở các tháng tăng không ổn định.

Mức tăng cũng thấp hơn nhiều so với đà tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017 dao động từ 44 – 64%, nhưng năm nay chỉ tăng 4 – 28%. Riêng tháng 7.2018, giảm 15% sau khi tăng chậm 1,4% trong tháng 6.

Xuất khẩu mực, bạch tuột sang EU liên tục giảm sâu từ 9 – 40%. Tính từ tháng 1 – tháng 7.2018, xuất sang EU giảm 27%, đạt 46 triệu USD.

Theo Vasep, thẻ vàng IUU đã tác động đáng kể đến xuất khẩu hải sản khai thác sang EU trong thời gian qua và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm; ảnh hưởng chung đến kết quả xuất khẩu hải sản nói chung.

Xuất khẩu các mặt hàng mực, bạch tuột, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU.

Theo bà Hằng, tại thị trường EU, nếu tình hình không cải thiện, chỉ số xuất khẩu sẽ còn giảm xuống nữa. Xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm đạt 1,35 tỷ USD, tăng 7%. Xu hướng này dự báo xuất khẩu hải sản vào nửa cuối năm chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu cả năm lên 3,2 tỷ USD, tăng 7%.

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu - 3

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD khó hoàn thành vì thẻ vàng IUU. Ảnh: Nguyên Vỹ.

“Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 – 3,4 tỷ USD. Con số này sẽ khó hoàn thành nếu không nỗ lực cải thiện”, bà Hằng chia sẻ.

Theo Vasep, ngoài việc tiếp tục có các giải phải về chính sách; cần phải nâng cao hơn nữa năng lực thực thi của Ban quản lý cảng cá; nâng cao khả năng và rút ngắn thời gian xử lý các đề nghị của EU qua cổng IUU Việt Nam. Đồng thời Tổng Cục thủy sản cung cấp hàng tháng dữ liệu nguồn lợi và sản lượng khai thác cho cộng động doanh nghiệp với ít nhất các loài thuộc tốp 10 – 20 loài xuất khẩu chủ yếu.

 

Theo Nguyên Vỹ (Dân Việt)
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50


Hôm nayHôm nay : 24593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1187654

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72870363