Bên cạnh đó, vật tư đầu vào cũng được kiểm soát tốt. Do vậy, mới đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.
Chúng ta cũng đã làm tốt công tác thị trường, đó là giải quyết các rào cản về kỹ thuật, đấu tranh với Mỹ, giải quyết các vấn đề khác tại thị trường châu Âu và các thị trường khác. Chúng ta mở rộng được các thị trường mới như: Trung Quốc, ASEAN, Trung Đông…
Do vậy, tại các khu vực Mỹ, EU tuy sản lượng xuất khẩu không được như các năm trước nhưng chúng ta không bị phụ thuộc váo đây do được bù đắp bởi những thị trường mới. Thành công trên cũng do nỗ lực của các ngư dân, sự năng động của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Huy Hùng-TTXVN |
Năm 2018, ngành thủy sản phải vượt qua những thách thức nào, thưa ông? Hiện có 3 nhóm thách thức đối với ngành thủy sản. Thứ nhất là thị trường, chúng ta luôn luôn phải cạnh tranh với các đối thủ có cùng chủng loại hàng hóa xuất khẩu. Do vậy, phải luôn luôn đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành, tăng cường chất lượng, đảm bảo cạnh tranh.
Thứ hai là vấn đề dịch bệnh, phải kiểm soát tốt dịch bệnh và dư lượng hóa chất, kháng sinh. Hiện nay đang nổi lên vấn đề dư lượng hóa chất, kháng sinh, tiêm tạp chất vào tôm và các gian lận khác. Do đó, cần phải tập trung ngăn chặn.
Thứ ba là môi trường và thiên tai. Ngành thủy sản luôn được đặt trong tình trạng ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, mà đây là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề tới lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, chúng ta đã có đội ngũ ngư dân năng động, sáng tạo và đã có kinh nghiệm về vấn đề này.
Ngoài ra, chúng ta cũng đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Tới đây lãnh đạo Bộ sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Tháng 10 vừa qua Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra thẻ vàng đối với thủy sản đánh bắt của Việt Nam. Thời hạn 6 tháng cũng đang tới gần, ngành thủy sản có những giải pháp gì để sớm gỡ bỏ thẻ vàng thưa ông? Cùng với Công điện 732 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành Chỉ thị 45 về những giải pháp cấp bách để sớm thoát ra khỏi thẻ vàng trong vòng 6 tháng (trước 23/4/2018). Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch hành động và đang triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp.
Theo đó, cần hoàn thiện thể chế trên cơ sở Luật Thủy sản, sửa một số quy định trong đó có chế tài xử lý, đảm bảo đáp ứng 9 khuyến nghị của EC.
Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn cho ngư dân, chủ tàu, các doanh nghiệp cũng như hệ thống quản lý. Nâng cao năng lực và nhận thức về nguy cơ của thẻ vàng ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của sản phẩm hải sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, tập trung vào các hành động thực thi trên thực tế. Đó là hành động của ngư dân, chủ tàu, đảm bảo yêu cầu ghi nhật ký, lắp thiết bị giám sát hành trình, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cảng cá, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác để chống đánh bắt bất hợp pháp; chứng nhận các lô hàng xuất khẩu theo yêu cầu EU cũng như các thị trường khác. Các cơ quan quản lý cũng cử người xuống tận cảng cá để giám sát.
Ngoài ra, chúng ta sẽ cùng EC rà soát lại 9 khuyến nghị của họ, tăng cường hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực ASEAN, khu vực Thái Bình Dương.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD, ngành thủy sản sẽ tập trung vào các mặt hàng chủ lực nào thưa ông? Về khai thác, chúng ta sẽ kiểm soát cường độ khai thác. Có thể giảm sản lượng nhưng tăng giá trị, sản phẩm được truy suất nguồn gốc minh bạch. Tăng cường bảo quản và chế biến sau thu hoạch.
Trong nuôi trồng tập trung lợi thế về nuôi tôm nước lợ; các doanh nghiệp nuôi tôm công nghệ cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để tăng sản lượng, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, giúp các hộ nuôi tôm quảng canh, tôm sú nâng năng suất, bởi 600.000 ha nuôi trồng này còn dư địa còn lớn. Đối với cá tra tập trung vào khâu giống, thị trường để thúc đẩy sản cá tra...
Xin cảm ơn ông!