05:58 EDT Thứ hai, 13/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm 2020 có 80% số người Hà Nội được ăn rau, thịt sạch?

Thứ ba - 28/10/2014 22:33
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, bình quân mỗi ngày thành phố tiêu thụ 800 tấn thịt các loại và 2.000 – 3.000 tấn rau, củ quả.

Toàn thành phố có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 7 cơ sở bán công nghiệp, 4 cơ sở giết mổ thủ công tập trung và 2.492 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm; hơn 1.000 chợ có hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm...

“Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số người đã sử dụng sản phẩm kém phẩm chất bán cho người tiêu dùng, trong khi công tác quản lý giết mổ, quản lý vận chuyển, kinh doanh buôn bán động vật và sản phẩm động vật còn nhiều yếu kém, phần lớn động vật đưa vào giết mổ chưa kiểm soát được tận gốc” – ông Mỹ nói.

Tư vấn cách nhận diện rau an toàn tại gian hàng Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội.

Với 12.000ha đất trồng rau, hiện Hà Nội mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu rau xanh cho người dân Thủ đô, còn lại phải đưa từ các địa phương khác về và nhập từ Trung Quốc (khoảng 200 tấn/ngày).

Thành phố cũng mới có gần 5.000ha trồng rau an toàn (RAT), tuy nhiên việc sản xuất RAT chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên công tác quản lý, giám sát gặp khó khăn. Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, tại 6 chợ đầu mối trên địa bàn mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau củ được đưa từ các tỉnh khác về tiêu thụ, song số rau này chưa được dán tem nhận diện, chưa có thông tin truy xuất nguồn gốc, do đó chưa thể kiểm soát an toàn thực phẩm.

Ông Trần Xuân Việt – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thêm, khảo sát gần đây cho thấy có trên 11,7% cơ sở giết mổ vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; mới có vài cơ sở có xe chuyên dùng để chuyên chở sản phẩm, còn lại vẫn chở thịt lợn bằng cách vắt ngang trên xe máy, không hề che đậy...

 

Quan điểm
Ông Cao Đức Phát • Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
  Thực tế cho thấy nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm chủ yếu xảy ra từ nơi sản xuất, do đó chúng ta cần có chương trình phối hợp để xây dựng vận hành chuỗi cung ứng thịt sạch, rau sạch rõ ràng, minh bạch; sản phẩm đưa ra chợ phải có xác nhận để người dân yên tâm...  
“Thành phố đã xây dựng một loạt chương trình, đề án cho nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thí điểm chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn với tổng kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Nhìn chung, tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm có chuyển biến, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Người tiêu dùng tiêu thụ thực phẩm trong lo âu vì không thể phân biệt được an toàn hay không an toàn”– ông Việt nói.

 

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, qua khảo sát, hầu hết các loại thực phẩm cung ứng cho thị trường Thủ đô hiện nay đã đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, song vẫn có khoảng 6 - 8% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; đáng chú ý là có tới 30 – 40% mẫu thịt không đảm bảo an toàn về vi sinh vật, vì thế người tiêu dùng vẫn rất e ngại, lo lắng...

“Thực tế cho thấy nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm chủ yếu xảy ra từ nơi sản xuất, do đó chúng ta cần có chương trình phối hợp để xây dựng vận hành chuỗi cung ứng thịt sạch, rau sạch rõ ràng, minh bạch; sản phẩm đưa ra chợ phải có xác nhận để người dân yên tâm” – Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.

Ông Trần Xuân Việt cho biết, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm, thành phố đã hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp 50% phí giết mổ năm đầu tiên, 40% cho năm thứ hai, 30% năm thứ 3 và hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ, hệ thống xử lý môi trường.

“Việc cung cấp rau, thịt sạch là yêu cầu cấp thiết, chính đáng của nhân dân, vì thế Hà Nội đang xây dựng và thực hiện các đề án cung ứng rau sạch, thịt sạch giai đoạn 2015 – 2020, nhằm phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 80% sản lượng rau thịt được kiểm soát theo chuỗi” – ông Việt nói.

nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 45891

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 656439

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60978396