Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay trên thị trường đang phổ biến với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn, lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn.
Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định giảm 0,25 điểm phần trăm/năm các mức lãi suất điều hành và quyết định giảm 0,5 điểm phần trăm/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế thì các ngân hàng đã có các chương trình giảm lãi xuất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), một trong các đối tượng nằm trong 5 nhóm ưu tiên theo TT39/2016/TT-NHNN gồm nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), đối với khoản vay ngắn hạn, lãi xuất ngân hàng cũng được giảm từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm. Các khoản vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm. Những khoản vay này được áp dụng với các lĩnh vực ưu tiên có tình hình tài chính minh bạch.
Tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng được điều chỉnh giảm từ 0,5% - 1%/năm tùy lĩnh vực ngành nghề.
Ngân hàng BIDV cũng có thông bảo giảm lãi xuất 6,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn. Các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực ưu tiên có thể sẽ được áp dụng mức giảm tối đa còn 6%/năm.
Ngoài ra, một số các ngân hàng khác như LienVietPostBank , BIDV cũng công bố giảm lãi xuất các khoản vay ngắn hạn.
Nguyễn Hà
http://doanhnghiepvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn