20:26 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghịch lý của cao su nguyên liệu Việt

Thứ ba - 18/07/2017 10:40
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhưng hàng năm các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến.
Chủng loại cao su nguyên liệu được nhập khẩu nhiều nhất là cao su khối TSR10 và TSR20. Đây cũng là 2 chủng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp ngành sản xuất vỏ xe hiện có nhu cầu lớn, nhưng sản lượng trong nước sản xuất không đủ đáp ứng. 

Khảo sát của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam ở một số doanh nghiệp sản xuất vỏ, ruột xe cho thấy, đối với hãng vỏ xe Goodyear, cao su Việt Nam chỉ mới đáp ứng một phần SVR10, trong khi nhu cầu chủ yếu là TSR20 với trên 500.000 tấn/năm; Casumina có nhu cầu TSR10, TSR20 khoảng 500 tấn/tháng, phải nhập từ Malaysia; Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cần khoảng 18.000 tấn cao su thiên nhiên /năm, chủ yếu là SVR10 và SVR20, tuy nhiên do nguồn cung nội địa không đủ nên buộc phải nhập khẩu… 

Ngoài thiếu về số lượng, các nhà máy cao su nguyên liệu tại Việt Nam hầu hết chưa đáp ứng được độ đồng đều về chất lượng. Trong khi đó, các lô SVR10, SVR20 của Malaysia có độ dẻo, độ nhớt thuận lợi cho việc cán luyện, ép xuất, tạo hình, lưu hóa, cũng như giảm tỷ lệ phế phẩm nhiều hơn so với nguyên liệu trong nước.         

Vấn đề là trong cơ cấu cao su nguyên liệu của Việt Nam, hiện chủng loại SVR10, SVR20 chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% - 17%, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế lại lên đến 65% - 70%. Các công ty cao su trong nước hiện chỉ tập trung đầu tư sản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR3L, ít quan tâm đầu tư dây chuyền sản xuất SVR10, SVR20 do giá bán ra thấp. 

Theo thống kê của VRA, từ năm 2016 đến nay, giá SVR10 thấp hơn SVR3L từ 40 - 220 USD/tấn. Tuy nhiên theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu của thế giới về cao su thiên nhiên là 15 triệu tấn, trong đó chỉ có 150.000 tấn SVR3L. Do đó, nếu các công ty cao su không giảm sản lượng SVR3L và vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, sẽ có nguy cơ thừa trên 300.000 tấn/năm, phải đối mặt với vấn đề tiêu thụ khó khăn, bị ép giá, yêu sách chất lượng từ đối tác…; trong khi hàng năm chúng ta vẫn phải chi hàng trăm triệu USD cho nhập khẩu cao su nguyên liệu (số liệu từ ngành hải quan: 6 tháng qua, Việt Nam đã chi 498,1 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu).

LẠC PHONG
http://www.sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cao su

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 265


Hôm nayHôm nay : 56137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65077009