04:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghịch lý giá nông sản xuống, giá phân bón lên

Thứ tư - 11/07/2012 20:29
Vụ đông xuân 2011 - 2012, nhìn chung là một vụ sản xuất nông nghiệp thắng lợi. Tuy nhiên, tình trạng được mùa, mất giá đã lặp lại và có phần trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, giá cả phân bón và các loại vật tư nông nghiệp lại đang đồng loạt tăng giá, làm cho việc đầu tư sản xuất cũng như cuộc sống của người nông dân hiện tại hết sức khó khăn. Vì lẽ đó, nhiều nông dân đã và đang muốn quay lưng với phát triển sản xuất nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp ế ẩm...

Gia đình chị Nguyễn Thị Tuyên ở thôn Trại Tiểu, xã Mỹ lộc làm hơn 2 mẫu ruộng. Đây là nguồn thu nhập chính hàng năm của gia đình chị. Năm nay, sau một quá trình sản xuất thâm canh khó khăn, chưa kịp mừng bởi thành quả của một vụ mùa bội thu thì đã bị hụt hẫng bởi giá quá thấp, lại không thể bán được. Sản phẩm ứ đọng trong khi nhu cầu đầu tư cho vụ hè thu đang cấp thiết, chưa biết xoay xở ra sao.

Theo tính toán, nếu bán với giá như hiện nay (khoảng trên dưới 500.000 đồng/tạ lúa) tính cả tiền công, chị có thể bị lỗ nặng. Lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, chị không mặn mà với vụ hè thu nữa. Chị Tuyên bày tỏ: "Vụ này được mùa nhưng nông dân chúng tôi không thể vui được. Bởi tính ra thì, giá trị thu nhập là quá thấp so với các vụ sản xuất trước".

Nghịch lý giá nông sản xuống, giá phân bón lên

Người nông dân chưa kịp vui vì niềm vui được mùa thì lại phải nếm nổi khổ vì giá nông sản tụt dốc

Tình cảnh của gia đình chị Tuyên là nỗi niềm chung của tất cả những người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt lúa. Những ngày này, đi khắp các làng quê, đâu cũng nghe những lời than vãn của người dân về giá lúa.

Những năm trước, mặc dù năng suất không cao lắm, nhưng giá lúa bán khá, bà con vẫn thu được lãi. Còn năm nay, sau một khoảng thời gian dài đánh vật với thiên tai, nhiều gia đình chỉ thu được con số không; nếu tính chi li còn bị lỗ nặng. Trước khi thu hoạch lúa đông xuân, giá lúa đạt trên 7.000 đồng/kg; hiện giá lúa chỉ còn trên dưới 5.000 đồng/kg nhưng rất khó bán. Ước tính đến nay, mới chỉ có khoảng 10% số lúa được bán ra trong tổng nhu cầu số lúa cần bán trong dân.

Không kém phần bi đát, sản phẩm rau màu hàng hóa cũng đang làm người sản xuất, đặc biệt là ở những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cười dở, khóc dở bởi sự ỏng ẹo của giá cả thị trường.

Chúng tôi có mặt ở vùng trồng rau tập trung của xã Tượng Sơn. Khác với không khí sôi động, phấn chấn từ những ngày đầu vụ, chúng tôi không khỏi buồn lòng khi chứng kiến sự phiền muộn của bà con trước ngồn ngộn lượng sản phẩm tồn đọng trên đồng ruộng.

Là địa phương được chọn triển khai thực hiện mô hình trồng rau an toàn của tỉnh, Tượng Sơn đã quy hoạch, chuyển đổi những diện tích trồng lúa, lạc kém hiệu quả sang vùng chuyên canh rau sạch chất lượng cao.

Từ việc trồng thử nghiệm trên diện tích 2 ha, với những kết quả vượt trội, mô hình được nhân rộng lên 15 ha và có kế hoạch tăng diện tích trong những năm tới. Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn khi bà con đã và đang phải vật lộn với “cơn bão giá” khi bình quân mỗi kg sản phẩm chỉ còn vài ngàn đồng, bằng một phần tư so với giá bán đầu vụ.

Ông Nguyễn Văn Thìn - Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết: "Trước thực trạng khó khăn đầu ra cho sản phẩm rau màu, chúng tôi đã tự thân vận động để đưa sản phẩm đến được với nhiều địa phương phía bắc, giảm bớt gánh nặng ứ đọng cho bà con.

Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu không có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước một cách bền vững, mô hình vùng chuyên canh rau sạch của xã và cũng là của tỉnh sẽ không dễ gì trụ vững được trước sự bấp bênh của giá cả như thời gian vừa qua".

Nếu như giá sản phẩm cây trồng bấp bênh do quy luật được mùa rớt giá, thì sản phẩm chăn nuôi, mà chủ yếu là thịt lợn lại bấp bênh do dịch bệnh và tin đồn thất thiệt.

Nghịch lý giá nông sản xuống, giá phân bón lên

Nếu tính toán chi li, người chăn nuôi sẽ bị lỗ do chi phí đầu vào tăng nhanh trong những ngày qua

Vừa thoát ra khỏi “cơn bĩ cực” của những đợt dịch bệnh hoành hành, phong trào nuôi lợn tỉnh nhà đang bước vào giai đoạn thịnh vượng thì người chăn nuôi lại bỗng chốc rơi vào tình cảnh khốn đốn dồn chân tường khi bị giáng một đòn chí mạng bởi tin đồn (trên báo chí) là trong thịt lợn có chất tạo nạc nguy hiểm! Và tất nhiên là người tiêu dùng cũng sớm quay lưng với thịt lợn, để lại nỗi khốn khó chồng chất cho người chăn nuôi. Nhiều hộ dân đành phải nuôi cầm cự để hy vọng một sự cải thiện nào đó.

... Phân bón lại lên giá

Thực trạng rớt giá nông sản chỉ mới là một phần trong những gian nan của người nông dân trong thời gian qua. Ở đây chúng tôi muốn đề cập thêm một nghịch lý là, trong lúc người sản xuất đang “khóc ròng” vì sự ế ẩm và rẻ mạt của sản phẩm làm ra thì trên thị trường, giá cả phân bón và vật tư nông nghiệp - một trong những nguồn đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang ào ạt lên cơn sốt giá(!?) Các loại thức ăn chăn nuôi cũng đang rục rịch tăng theo.

Theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số ki ốt cung ứng phân bón, chỉ trong vòng 1 tháng, giá phân NPK Thanh Hóa từ 460.000đ/tạ đã tăng lên 510.000đ/tạ; phân NPK Ninh Bình từ 380.000đ/tạ tăng lên 440.000đ/tạ. Phân đạm URE Phú Mỹ tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn. Phân lân Lâm Thao tăng từ 200 - 250 ngàn/tấn.

Đến với nhiều cửa hàng, ki ốt bán sỉ, lẻ phân bón, vật tư nông nghiệp ở các địa phương trên toàn tỉnh, điều chúng tôi ghi nhận là hầu hết đều vắng vẻ so với thời điểm này những năm trước. Trong lúc sản phẩm vụ đông xuân ế ẩm, tiền mặt chưa biết nhìn vào đâu, việc đầu tư cho sản xuất vụ hè thu, muốn hay không bà con cũng phải cắt giảm.

Cần một cơ chế chiến lược

Như vậy, trong cùng một thời điểm người nông dân đang phải hứng chịu nhiều cú sốc. Mặc dù tính chất không mới nhưng bên cạnh sự khốn đốn trước mắt, tình trạng mất kiểm soát từ phía Nhà nước về ổn định giá cả sản phẩm cũng như giá cả các loại phân bón và vật tư nông nghiệp, đã và đang bào mòn tính kiên trì, chịu khó của người nông dân trong đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong lúc Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.

Nghịch lý giá nông sản xuống, giá phân bón lên

Cần sớm có giải pháp cho tình trạng được mùa mất giá để đảm bảo thực hiện chiến lược

phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững

Vì vậy, để giải quyết vấn đề được mùa mất giá trong sản xuất nông nghiệp, thiết nghĩ cùng với những cơ chế, chính sách ở tầm vĩ mô của Nhà nước, tỉnh cần đề ra một hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển quy mô lớn và chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo ổn định giá; định hướng sản xuất tập trung vào những mặt hàng lợi thế và có khả năng cạnh tranh cao, khả năng tiêu thụ tốt.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp mang tính ngắn hạn như tổ chức điều chỉnh quy hoạch, theo dõi, phân tích thông tin thị trường để cung cấp cho nông dân điều chỉnh sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Đối với ngành chăn nuôi, cần quan tâm định hướng thông tin một cách khách quan, chính xác theo hướng bảo vệ thành quả của người chăn nuôi. Mặt khác, tích cực đẩy mạnh các giải pháp tác động thị trường như hỗ trợ cho doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra khối lượng tiêu thụ lớn; thông qua cung cấp tín dụng cho nhân dân để không phải bán vội, bán tháo sản phẩm; quản lý chặt chẽ việc cung ứng phân bón và các loại vật tư nông nghiệp…

Có như vậy, sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà mới vững vàng vượt qua khó khăn để đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM hiện nay.

TIẾN THÀNH
(Nguồn:baohatinh.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 36113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 596383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70823698