Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,2 tỷ USD, giảm 5,7%. Một số mặt hàng nông sản chính giảm mạnh như cà phê 33,7%, cao su 9,2% và gạo 8,3%. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường Mỹ giảm lớn nhất ở mức 27,71%.
Trong khi mặt hàng nông lâm thủy sản có xuất khẩu giảm mạnh thì theo báo cáo sơ bộ của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), riêng tháng 7/2015, Việt Nam đã nhập siêu thêm 300 triệu USD. Trong đó, các nhóm hàng được liệt vào dạng cần kiểm soát hoặc hạn chế nhập khẩu như nông sản lại tiếp tục tăng và diễn biến phức tạp.
Cụ thể, nhập rau quả trong bảy tháng qua đã lên tới khoảng 6.000 tỷ đồng. Các mặt hàng như thịt bò, thịt heo, cánh gà… nhập khẩu từ Mỹ, Australia, Thái Lan cũng tăng lên. Bộ Công Thương mới cho nhập khẩu trở lại ba loại quả cam, quýt và nho từ Australia sau hơn nửa năm tạm dừng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, vốn đầu tư hạn hẹp… thì “trụ đỡ” nền kinh tế là nông nghiệp vẫn phải đương đầu với nhiều nguy cơ. Câu chuyện tìm đầu ra cho nông sản và nghịch lý xuất nhập khẩu nông sản vẫn luôn nóng lên hàng năm mà chưa có hướng giải quyết thấu đáo.
Là một chuyên gia lâu năm nghiên cứu về thị trường nông sản, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, đã đến lúc, chúng ta phải coi nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phải đầu tư một tỷ lệ thích đáng vào nông nghiệp như cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, kho bến bãi, chợ, siêu thị, các sàn giao dịch nông sản thực phẩm, các chợ đầu mối, các kho dự trữ, chiến lược về rau quả chủ lực ở nội địa cũng như ở biên giới với các nước có giao dịch thương mại.
Phan Mích
theo tgvn.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn