20:56 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguy cơ thiếu thịt 6 tháng cuối năm

Thứ hai - 25/06/2012 08:55
Trước tình trạng nông dân bỏ chuồng do thị trường tiêu thụ khó khăn cộng với dịch heo tai xanh đang diễn biến phức tạp, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự báo, nếu không có biện pháp tháo gỡ thì khả năng thiếu thịt trong dịp cuối năm là rất lớn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi.
 

Nhiều ý kiến cho rằng, giá thịt lợn, gia cầm đang giảm mạnh, gây áp lực lớn cho người chăn nuôi. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Hiện, người chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thịt heo và gia cầm. Giá giảm xuống rất thấp, so với tháng 1/2012, giá thịt heo giảm 17-20%, tùy vùng miền; giá gia cầm giảm 20-25%, đặc biệt trứng giảm tới 40%. So với đầu tháng 3/2012, giá thịt lợn, thịt và trứng gia cầm hiện nay giảm mạnh. Cụ thể, giá gà công nghiệp lông trắng còn 24.000 - 25.000 đồng/kg; gà lông màu còn 40.000 đồng/kg; giá trứng gà công nghiệp bán tại chuồng 1.150 đồng/quả; trứng vịt 1.750 đồng/quả,... Nhiều cơ sở chăn nuôi đã giảm đàn, thậm chí ngừng nuôi.

Trước tình trạng này, nếu chúng ta không có biện pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi thì 6 tháng cuối năm nguy cơ thiếu thịt sẽ rất cao.

Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

 

Ông Nguyễn Thanh Sơn

Từ đầu năm tới nay, thị trường chủ yếu tiêu thụ thịt trong nước. Tuy nhiên, tình trạng cầu giảm so với cung như hiện nay một phần do kinh tế khó khăn, đặc biệt là việc cung cấp thịt cho các khu công nghiệp giảm rất mạnh, có nơi giảm 20-30%. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tiêu thụ giảm.

 

Đó là chưa kể dịch bệnh cũng đang có những diễn biến phức tạp. Mặc dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng tạm thời được khống chế nhưng dịch tai xanh kéo dài từ tháng 2/2012 đến nay vẫn chưa dừng, ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và thiệt hại trực tiếp tới từng hộ chăn nuôi. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có trên 33.000 con lợn bị mắc dịch tai xanh, phải tiến hành tiêu hủy trên 21.000 con, so với cùng kỳ năm trước, tổng số lợn bị tai xanh tăng gấp 2,5 lần. Điều đáng nói là suốt tháng 4 và tháng 5/2012, dịch chỉ quanh quẩn ở các tỉnh phía Bắc nhưng đến đầu tháng 6 thì bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Bạc Liêu. Nếu không theo dõi chặt chẽ để khống chế kịp thời thì dịch sẽ lây lan sang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Một trong những khó khăn chính của nhiều trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là vốn. Đối với ngành chăn nuôi, vấn đề này ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển?

Chúng tôi đã có báo cáo đánh giá về những khó khăn của ngành, trong đó có 2 yếu tố chính là tiêu thụ sản phẩm và thiếu vốn để duy trì sản xuất. Hiện, các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, mặc dù quy định chung của ngành nông nghiệp là được hưởng mức trần lãi suất 15% nhưng không phải ai cũng tiếp cận được. Muốn vay họ phải thế chấp, chưa kể ngân hàng rất ngại cho các cơ sở chăn nuôi vay vì họ cho rằng đây là ngành sản xuất có nhiều rủi ro, vì vậy, ngay cả khi thế chấp rồi, mức vay cũng không đáng kể. Có những cơ sở tổng giá trị tài sản lên tới 10 tỷ đồng nhưng chỉ vay được vài trăm triệu đồng.

Chính vì vậy, chúng tôi đang kiến nghị trong gói kích cầu 29.000 tỷ đồng lần này, Chính phủ nên dành một khoản tín dụng cho chăn nuôi để kích cầu sản xuất.

Trước tình hình này, Cục Chăn nuôi có giải pháp gì, thưa ông?

Chúng tôi đang tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất một số giải pháp chính sách về tín dụng, biện pháp kỹ thuật, khơi thông thị trường.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ cố gắng chấn chỉnh lại việc quản lý, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Phấn đấu và thực hiện những biện pháp quyết liệt để có thể kiểm soát được vấn đề này, đồng thời, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng đề án nhằm khắc phục khó khăn cho chăn nuôi. Hiện, đề án này vẫn chưa hoàn thành. Vì thế, trước khi có những chính sách hỗ trợ cụ thể, thời điểm hiện tại, cần có biện pháp hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở chăn nuôi lớn để khắc phục khó khăn về vốn, giúp nông dân trong việc tái đàn. Đề án đang xây dựng đề xuất gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi vay với lãi suất ưu đãi; nên tạo thuận lợi về nộp phí kiểm dịch và thủ tục cho việc xuất khẩu trứng gà sang một số thị trường châu Á. Trước mắt, các địa phương cần rà soát lại tình hình nông dân "treo chuồng" để có hướng khắc phục kịp thời.

Xin cảm ơn ông!

Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 357

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 356


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1547841

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74594812