06:37 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những đề xuất để chuỗi liên kết vải thiều Bắc Giang bền vững

Thứ hai - 05/09/2016 10:52
Bắc Giang hiện có 30.000ha vải thiều, tổng sản lượng năm 2016 đạt 142.315 tấn. Giá trị sản xuất từ vải thiều đạt gần 3.000 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ trên 2.000 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng. Xoay quanh chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang, đại diện các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất.
.

Để nâng cao giá trị kinh tế từ quả vải, cần hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), vải thiều đã khẳng định được vị thế là “cây xóa đói giảm nghèo” của người dân trong huyện. Hiện, nhiều thị trường cấp cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Úc, Malaysia… đã tiếp nhận tiêu thụ. Những năm gần đây, vải thiều “tạm” thoát khỏi mặc định “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, huyện vẫn xác định việc hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cho sản xuất, tiêu thụ là tất yếu và là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.

Theo đó, Lục Ngạn sẽ tập trung các nguồn lực cho sản xuất, tiêu thụ vải thiều trong đề án “Xây dựng vải thiều Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia giai đoạn 2016 - 2021”, với mục tiêu tập trung đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc, phát triển cây vải theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến năm 2021, tổng diện tích vải thiều giảm xuống còn 15.000 ha, trong đó sản xuất theo quy trình GlobalGap khoảng 2.000 - 2.500ha, diện tích còn lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Về giải pháp sản xuất vải thiều đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường mới, theo ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ Thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT), để thúc đẩy xuất khẩu vải thiều, đặc biệt là sang các thị trường khó tính, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ tổ chức sản xuất, xuất khẩu đến quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật, cần thực hiện một số giải pháp như: Giám sát để vải thiều tại vùng trồng đã được cấp mã số tuân thủ quy trình VietGap nhằm đảm bảo chất lượng cho quả vải xuất khẩu, áp dụng các biện pháp quản lý sinh vật gây hại phù hợp, đảm bảo yêu cầu của nước nhập khẩu. Nâng cao hiệu quả giám sát, duy trì và quản lý mã vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc quả vải xuất khẩu.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần có hình thức liên kết chặt chẽ, lâu dài cùng có lợi với người trồng vải hoặc tự đăng ký mã vùng trồng riêng nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ chất lượng và nguồn gốc vải. Có chính sách đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu của nước nhập khẩu.

Về ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý bảo quản sau thu hoạch, ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông - lâm - thủy sản và nghề muối, cho biết: “Cần xây dựng một số chuyên đề, trong đó có vải thiều Bắc Giang, để ứng dụng công nghệ làm lạnh nhanh kiểu làm mát bằng dung dịch (công nghệ Tomin của Nhật Bản). Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, chuyển giao các đề tài, dự án như: nghiên cứu đồng bộ công nghệ và thiết bị phục vụ hình thành mạng lưới các nhà sơ chế và bảo quản”.

Dự kiến năm 2017, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tiếp tục hoàn thiện và đưa vào ứng dụng hệ thống thiết bị xử lý côn trùng bằng hơi nước bão hòa, công nghệ này đưa vào sử dụng có thể mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải sang các nước không có yêu cầu chiếu xạ, góp phần giảm chi phí, giảm quá tải đối với Trung tâm chiếu xạ khu vực phía Bắc. Công nghệ làm lạnh nhanh siêu tốc trong bảo quản vải nhằm nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản để có thể vận chuyển bằng đường biển thay cho đường hàng không.

Xây dựng và chuyển giao công nghệ  sơ chế, bảo quản quy mô tập trung nhằm xử lý, phân loại quả vải có chất lượng phù hợp trước khi đóng gói cho các công ty xuất khẩu để giữ chất lượng quả vải lâu hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nhằm tăng năng suất và sản lượng phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga…

Phát triển hợp tác xã

Theo ông Bình, thời gian tới, địa phương sẽ chuyển đổi mô hình từ sản xuất nhỏ lẻ, quy mô gia đình sang mô hình HTX, khuyến khích hỗ trợ người dân thành lập doanh nghiệp, HTX trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cung cấp dịch vụ chăm sóc cây trồng, dịch vụ bảo quản đóng gói, vận chuyển. Đến năm 2018, phấn đấu thành lập 18 mô hình doanh nghiệp, HTX tại các xã trọng điểm tham gia vào sản xuất, tiêu thụ vải thiều.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật tư, trang thiết bị, tiếp cận chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

Ông Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhấn mạnh, hiện Bắc Giang có 1 liên hiệp HTX,  284 HTX nông nghiệp và 780 tổ hợp tác với tổng số thành viên, lao động đang hoạt động là 50.242 người. Mặc dù số HTX trên địa bàn tỉnh nhiều nhưng chỉ có 3 HTX sản xuất kinh doanh và tiêu thụ vải thiều với 100 thành viên và 83 tổ hợp tác với 1.740 thành viên. Do các HTX chuyên sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ vải thiều hoạt động mang tính thời vụ, một năm chỉ hoạt động 40 - 45 ngày nên hiệu quả không cao. Đến nay, 2/3 HTX đã ngừng hoạt động, chuyển sang trồng cây ăn quả.

Còn theo ông Thịnh, để phát triển HTX, tỉnh Bắc Giang cần ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ vải thiều theo Quyết định 2261/QĐ-TTg và Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào các nội dung: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao trình độ không chỉ cho cán bộ HTX, tổ hợp tác xã mà còn cho tất cả người sản xuất trong vùng về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất vải thiều; tạo điều kiện liên kết đầu ra ổn định; hỗ trợ HTX đầu tư các kho sơ chế, bảo quản, tăng cường đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm từ vải thiều; khuyến khích người sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các giống vải sớm, trái vụ nhằm tăng năng suất, hạn chế sự tác động của thời tiết cũng như giãn vụ thu hoạch để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, hoàn thiện bộ máy quản lý của HTX gọn nhẹ, linh hoạt thích ứng với sự biến động của thực tiễn. Trước hết, HTX phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữ các bộ phận, cá nhân trong hệ thống bộ máy và phải được quy định rõ trong điều lệ cũng như trong nội quy hoạt động của HTX. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác giữa HTX và các đối tác để mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động hỗ trợ thành viên.

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Về giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều vào thị trường phía Nam qua chợ đầu mối, ông Nguyễn Tấn Quang Vinh, Trưởng phòng quản lý kinh doanh tiếp thị (Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức), đề xuất, Bắc Giang cần xây dựng thương hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, phổ biến rộng rãi  đến người tiêu dùng về mẫu mã, chỉ tiêu chất lượng, tem, nhãn mác trên bao bì để dễ nhận biết, phân biệt với các vải ở các vùng khác, tránh sự nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến vải thiều Bắc Giang.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, cho biết, Lạng Sơn sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về giao thông, kho, bến bãi và các thủ tục hành chính phục vụ xuất khẩu, nhất là mùa cao điểm, để vải thiều được xuất khẩu nhanh nhất, thuận lợi nhất; phối hợp thông tin kịp thời về tình hình thị trường nước ngoài, những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết kịp thời hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.

Ông Nghĩa đề nghị, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan có sự liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tỉnh Lạng Sơn trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nông sản sang Trung Quốc, nắm bắt thông tin tình hình giá cả, vướng mắc tại khu vực cửa khẩu để kịp thời giải quyết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều.

Trao đổi về kinh nghiệm xuất khẩu vải thiều tươi sang một số thị trường mới, ông Nguyễn Trí Ngọc, cố vấn Tổng giám đốc Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC), chia sẻ, để việc thu mua vải được thuận lợi, nề nếp, đảm bảo chất lượng…, đề nghị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nghiên cứu từng bước tổ chức lại thị trường tiêu thụ theo hướng thành lập HTX kiểu mới, Hiệp hội sản xuất vải thiều, doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ với HTX sản xuất trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap.

Tăng cường đầu tư, mở rộng diện tích vải thiều đạt chuẩn chất lượng  theo tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tư công nghệ bảo quản đảm bảo độ tươi, an toàn chất lượng, đáp ứng yêu cầu thời gian vận chuyển và bày bán. Quan tâm truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh quả vải, hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.

Còn theo ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc kinh doanh, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, thị trường xuất khẩu vải là thị trường tiên tiến và đặc biệt khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và xác định nguồn gốc xuất xứ. Để có thể quản lý tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào, đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện cho công ty ký kết với một số xã, HTX phát triển vùng nguyên liệu vải an toàn, công ty sẽ  đảm bảo tiêu thụ hết lượng vải của các vùng đã đăng ký và đảm bảo giá thu mua cao hơn 10% so với thị trường.

Hoàng Văn/Kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 42672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 808235

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71035550