01:47 EDT Thứ ba, 25/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những rào cản của tôm Việt

Thứ tư - 13/07/2016 21:21
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sản xuất như trước đây, thì hiện nay, ngành tôm Việt Nam lại phải đối diện với không ít khó khăn, bất lợi từ yếu tố môi trường, dịch bệnh…; Đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu và thích ứng hơn nữa trong sản xuất của người dân và chỉ đạo của các cấp, bộ, ngành.
Con tôm khỏe mang lại niềm vui cho người nuôi - Ảnh: Phan Thanh

Con tôm khỏe mang lại niềm vui cho người nuôi - Ảnh: Phan Thanh

Nhu cầu con giống

Ngành nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế ngành thủy sản Việt Nam hơn 10 năm qua. Tính hết tháng 5/2016, cả nước có 1.750 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ; trong đó, 1.240 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 510 cơ sở tôm thẻ chân trắng. Với diện tích nuôi tôm nước lợ hàng năm của nước ta khoảng 6.000 ha thì nhu cầu con giống 130 tỷ con (trong đó: 100 tỷ giống tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ giống tôm sú).

Khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm là các tỉnh Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận), hàng năm cung cấp khoảng 50% số lượng giống tôm nước lợ cho nhu cầu thả nuôi của cả nước, số còn lại được sản xuất các tỉnh ĐBSCL (Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) và các tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Nghệ An và Hà Tĩnh). Hiện tại, nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất tôm giống ở nước ta từ 3 nguồn: 1) từ đánh bắt tự nhiên; 2) từ nhập khẩu; 3) từ sản xuất trong nước.

+ Với tôm sú bố mẹ: Sản xuất trong nước được khoảng 10.300 con, nhập nội khoảng 3.000 con; còn lại là khai thác từ tự nhiên.

+ Với tôm thẻ chân trắng bố mẹ: Chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Singapore, Thái Lan và Mexico. Số liệu nhập khẩu chi tiết tôm thẻ chân trắng qua các năm: 230.000 con (năm 2013); 264.388 con (năm 2014); 187.000 con (năm 2015); Hết tháng 5/2016 khoảng 65.000 con.

Đảm bảo môi trường “khỏe”

Sức khỏe của tôm nuôi phụ thuộc rất lớn vào môi trường nước ao nuôi. Do vậy, cần cải tạo ao, xử lý nước, gây màu… đúng kỹ thuật trước khi thả giống; điều chỉnh khung lịch thời vụ tránh khoảng thời gian nắng nóng…

Theo TS Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Cảnh báo môi trường dịch bệnh miền Trung, để giảm thiểu thiệt hại, người nuôi nên thực hiện thả giống đúng lịch thời vụ đã được Tổng cục Thủy sản và các địa phương ban hành. Nên thả mật độ thưa, nâng cao mức nước khi có thể; tận dụng các lợi thế của điều kiện tự nhiên ở từng khu vực. Trang bị đầy đủ hệ thống cung cấp ôxy, lựa chọn và sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng, không lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình phòng bệnh. 

Để đối phó và kiểm soát yếu tố môi trường khác nhiều trại nuôi đã nâng cấp đầu tư hệ thống nhà màng; thiết kế ao nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, nâng cấp hệ thống ao lắng ao chứa, để dự trữ nước…

Thực hiện liên kết hiệu quả

Chuỗi liên kết trong ngành thủy sản nói chung trong đó có tôm đã được thực hiện, thu hút nhiều thành phần tham gia, giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trong nội tại của việc liên kết vẫn còn có những bất cập nhất định.

Chuỗi liên kết chưa thu hút được sự tham gia của nhiều người nuôi, do họ chưa thấy lợi ích khi mô hình liên kết chuỗi; Do đó, việc liên kết nay vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả, chưa gắn chặt được người nuôi tôm với doanh nghiệp. Để có thể phát huy được hiệu quả tùy vào điều kiện mỗi địa phương có thể thực hiện các chuỗi khác nhau như tôm - rừng, tôm - lúa, tôm - cá rô phi; trong đó, đề cao trách nhiệm đối với người nuôi, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) Lê Thanh Lựu, để mô hình chuỗi hoạt động có hiệu quả cần thay đổi phương thức sản xuất. Lôi kéo nhiều thành viên tham gia và mỗi thành viên đều có lợi ích kinh tế trong chuỗi. Mô hình này đề ra cơ chế sở hữu cổ phần chéo của các nhà sản xuất, dịch vụ chính để các thành phần này chia sẻ lợi ích kinh tế, bình đẳng và đồng hợp để xây dựng thương hiệu sản phẩm đủ sức cạch tranh trên thị trường. Theo đó, các nhà nhập khẩu sẽ quan tâm hơn vì thấy sản phẩm có nguồn gốc truy xuất rõ ràng, các quy trình nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Sử dụng dinh dưỡng tối ưu

Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp tôm phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Để tối ưu hóa khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm, Công ty TNHH MTV Provimi Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp như:

Quản lý hệ vi khuẩn: Bằng cách sử dụng hỗn hợp tinh dầu thiết yếu; hỗn hợp acid hữu cơ; hoạt chất bổ trợ sức khỏe gan tụy; sử dụng probiotics và prebiotics.

Lựa chọn nguyên liệu chất lượng cao: Có tỷ lệ cao chất dinh dưỡng được tiêu hóa; hạn chế sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng (ANFs); tối thiểu gốc tự do và nhiễm độc tố nấm mốc (chương trình QA/QC, công cụ kiểm tra, chất hấp phụ…)

Chiến lược thiết lập công thức thức ăn: Tối ưu và cân bằng các chất dinh dưỡng (như P, DE, P/E, AA, vitamin và khoáng chất); Sử dụng enzyme ngoại sinh để tối đa hóa việc sử dụng chất dinh dưỡng và giảm các yếu tố kháng dinh dưỡng; bổ sung dinh dưỡng nhằm giảm stress (do môi trường, mầm bệnh) và tăng năng suất.

Sử dụng phụ gia nhằm cải thiện sức khỏe đường ruột: Sử dụng một số chất phụ gia hỗ trợ sức khỏe đường ruột, gan tụy và hệ miễn dịch cho tôm nuôi. Trong đó, bao gồm các hỗn hợp tinh dầu, hỗn hợp acid hữu cơ; các chiết xuất từ tế bào nấm men, tảo; chất chiết xuất - bổ trợ sức khỏe gan tụy cho tôm.

Kiểm soát và phòng chống bệnh do Vibrio gây ra

Trong hơn ba thập kỷ qua, Vibrio là nhóm vi khuẩn được xem là gây ra nhiều thiệt hại nhất cho người nuôi tôm; một trong những vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng nhất đến sức khỏe tôm ấu trùng trong nuôi tôm. Vi khuẩn phát sáng, Vibrio harveyi vàVibrio parahaemolyticus đã gây ra bệnh phân trắng, EMS/AHPND - những tác động tiêu cực lớn đối với ngành nuôi tôm; hiện tượng chết hàng loạt xảy ra trong các ao nuôi tôm. Từ đó, nảy sinh nhu cầu sản xuất giống không có vi khuẩn gây bệnh Vibrio ở các trại sản xuất giống để giúp đảm bảo sự thành công cho người nuôi tôm. Phòng chống vi khuẩn Vibrio trong các trại giống có thể thực hiện được từ việc kiểm soát quy trình, việc cho ăn thức ăn tươi, cấp nước đến lượng thức ăn dư thừa trong nuôi ấu trùng cũng như chất lượng thức ăn thấp sẽ góp phần tạo nên lượng chất thải lớn trong bể nuôi.

Tuân thủ kỹ thuật

Đây là yếu tố hàng đầu quyết định thành bại của một vụ nuôi tôm. Nắm chắc kỹ thuật, tuân thủ đúng và kịp thời các kỹ thuật bắt đầu từ khâu cải tạo ao, ương giống đến cho ăn, phòng trị bệnh, xử lý nước đến thu hoạch ao nuôi là một quá trình xuyên suốt trong sản xuất. Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng những kỹ thuật mới vào nuôi tôm giúp nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho người nuôi. Trong đó, có một số kỹ thuật được các công ty ứng dụng và cho kết quả tốt như: Nuôi tôm sử dụng bạt lót HDPE; Nuôi siêu thâm canh 2 giai đoạn; Ương nuôi siêu thâm canh raceway; Nuôi tôm vi sinh theo tiêu chuẩn VietGAP…

Mr Steven Hedlun, Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA): Ngành tôm Việt Nam đang triển khai áp dụng chứng nhận của bên thứ ba về BAP (Thực hành Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất) của GAA. Hiện, khoảng 50 nhà máy chế biến tôm, trại nuôi, trại ương giống và nhà máy sản xuất thức ăn của Việt Nam đã được cấp chứng nhận BAP. Ngoài ra, số lượng các nhà xuất khẩu Việt Nam đủ tiêu chí để cấp chứng nhận 4 sao - mức cao nhất của chứng nhận BAP cho doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chí của chứng nhận BAP từ sản xuất thức ăn đến trại sản xuất giống, trại nuôi và nhà máy chế biến. Giá tôm trên thị trường thế giới hiện nay đang có xu hướng giảm nhưng các trại nuôi có thể giảm được chi phí nuôi tôm nhờ hoạt động hiệu quả thông qua chương trình chứng nhận BAP.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 123


Hôm nayHôm nay : 32683

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1587614

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63669836