14:21 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nỗi lo của nông dân

Chủ nhật - 19/08/2012 05:45
Nông dân ở vựa lúa, cá, tôm, trái cây ĐBSCL đang trong cảnh lúng túng, đau đầu với bài toán đầu ra cho sản phẩm của mình. Ám ảnh trúng mùa rớt giá, thua lỗ, bị chiếm dụng vốn, giật nợ… vẫn đeo dai dẳng trên những người “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, nhưng chưa có lối ra!

Niềm phấn khởi của 4 triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL khi mùa gặt bội thu liên tục bị chùng xuống khi thương lái và các công ty lương thực không thu mua hoặc tiêu thụ nhỏ giọt. Điều hiển nhiên là giá mua lúa quay đầu giảm mạnh, nông dân bất lực đứng nhìn, trong lòng canh cánh trước mối lo trả tiền phân bón, thuốc trừ sâu, nợ ngân hàng, con cái học hành, trang trải cuộc sống gia đình.

 

Trong vòng 4 tháng, nông dân ĐBSCL có thể làm ra 4 - 5 triệu tấn gạo nhưng bán ở đâu, cho ai là cả một vấn đề. Nông dân trồng lúa góp phần quan trọng đưa Việt Nam lên ngôi vị thứ 2 xuất khẩu gạo trên thế giới và đang có nhiều khả năng qua mặt Thái Lan, chiếm vị trí số 1. Nhưng chính những người trồng lúa lại không có tiếng nói trong việc quyết định giá cả của sản phẩm mình làm ra.

 

Các chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học, quản lý cùng nhận định: Nông dân không được hưởng lợi hoặc hưởng rất ít từ chính sách thu mua gạo tạm trữ hiện nay. Thực tế, đối tượng hưởng lợi chính là các doanh nghiệp và thương lái. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều năm qua, chính sách thu mua tạm trữ gạo của Chính phủ vô tình lại trở thành “miếng bánh ngon” cho các thương lái và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo có cơ hội kiếm tiền.

 

Hơn 1 năm qua, ĐBSCL triển khai, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tưởng chừng đây sẽ là giải pháp bền vững trong việc cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nhiều địa phương ở ĐBSCL thừa nhận: Cái khó lớn nhất hiện nay của nông dân tham gia mô hình này là bí đầu ra. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư giống, thuốc trừ sâu, phân bón, kỹ thuật cho nông dân nhưng không chịu bao tiêu sản phẩm. Vì thế nông dân vẫn phải bán lúa của cánh đồng mẫu lớn cho thương lái. Cảnh trúng mùa rớt giá cứ diễn ra.

 

Trong khi đó, hàng loạt nông dân trồng dừa, khoai lang ở ĐBSCL cũng đang “sống dở chết dở” vì sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, dù giá giảm 5 - 10 lần. Sau thời gian kích cầu, khuấy động, thương lái Trung Quốc thao túng, rút lui, nông dân ăn “trái đắng”. Nặng nề hơn nông dân nuôi cua ở Cà Mau, Bạc Liêu bị thương lái Trung Quốc giật nợ hàng chục tỷ đồng.

 

Nhưng có lẽ đắng cay nhất là nông dân nuôi cá tra. Nhiều tháng qua, người nuôi cá tra phải thua lỗ 3.000 - 4.500 đồng/kg (từ 1 tỷ đồng trở lên/ha/vụ nuôi). Giá cá thấp cộng với giá thức ăn cho cá không ngừng tăng khiến nhiều hộ nuôi cá tiếp tục treo ao, bởi qua nhiều năm thua lỗ nặng, phần lớn người nuôi đã hết vốn để tái đầu tư sản xuất. Sản phẩm cá tra là thế mạnh của khu vực ĐBSCL, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, thế nhưng, người nuôi cá luôn gặp khó.

 

Nguyên nhân chính do tình trạng bán phá giá liên tục xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chào bán với giá thấp nên đẩy giá xuống tận đáy. Hiện nay, vùng ĐBSCL có 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra. Trong số này chỉ 64 doanh nghiệp có nhà máy chế biến, xuất khẩu nhưng có đến 72 công ty thương mại. Trong các doanh nghiệp chế biến, chỉ có 15 doanh nghiệp có công suất từ 100 tấn/ngày trở lên; còn lại hầu hết có công suất nhỏ. Trong các doanh nghiệp chế biến đã có sự phân hóa rất lớn nên dẫn đến chuyện phá giá để cạnh tranh và có tiền xoay xở khi ngân hàng không cho vay…

 

Nhiều doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để “treo”, chiếm dụng tiền mua cá của nông dân từ vài tháng đến vài năm. Để có cá tra bán cho doanh nghiệp, nông dân phải chịu lãi suất cao với các đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y, cơ sở sản xuất giống; thế chấp nhà cửa, đất đai cho các ngân hàng, thậm chí vay nóng bên ngoài. Hiện nhiều người đang bị phát mãi tài sản, siết nợ phải trốn chui trốn nhủi.

 

Các chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học nhận định: Đến lúc các quy hoạch, chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp cần phải được xây dựng mới, rà soát, điều chỉnh cho phù hợp hơn, chú trọng vai trò liên kết, phải sát thực tế và đặc biệt tính đến lợi ích dài hạn, bền vững cho người nông dân!

 

Theo báo SGGP

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 394

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 393


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 619709

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70847024