22:01 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Hà Tĩnh chưa vui dù có được mùa

Thứ bảy - 07/07/2012 03:02
Vụ sản xuất đông xuân 2011-2012 được xem là năm được mùa lớn nhất của nông dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, điệp khúc được mùa - rớt giá cùng một số khó khăn khác làm bà con chưa vui...
Lúa tồn nhiều do rớt giá

Lúa tồn nhiều do rớt giá

 

Nông dân trúng mùa

Ðầu vụ đông xuân năm nay, do thời tiết không thuận làm cho gần mười nghìn ha mạ và các trà lúa (chiếm một phần năm diện tích) phải gieo cấy lại; cá biệt có nơi phải gieo cấy lại lần thứ ba. Nhưng bằng nỗ lực của nông dân, sự chỉ đạo kịp thời sát đúng của các cấp, các ngành, cho nên năng suất lúa toàn tỉnh đạt bình quân 54,3 tạ/ha với gần 300 nghìn tấn lúa, đây được xem là năm được mùa lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Hà Tĩnh. Năng suất bình quân ở thị xã Hồng Lĩnh đạt 61,06 tạ/ha, Ðức Thọ 60,5 tạ/ha, Vũ Quang 56,34 tạ/ha, Can Lộc 55,6 tạ/ha... Bước ngoặt của vụ đông xuân năm nay là Hà Tĩnh đã có cuộc "cách mạng" về giống; thậm chí có nơi dùng cả biện pháp hành chính, "cưỡng bức" để buộc bà con dùng các giống xuân muộn cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt. Tuy "cũ người, nhưng mới ta", Hà Tĩnh đã vận động bà con gieo cấy được hai phần ba diện tích là các loại giống xuân muộn như TH 3-3, PC6, QR 1, VTNA 02... với các điểm nổi trội như năng suất cao, phẩm cấp gạo ngon và ít sâu bệnh. Các loại giống trên đều ngắn ngày, phù hợp với việc thu hoạch chạy mưa lũ. Ðây cũng là một trong các giải pháp quan trọng để bà con nông dân chống biến đổi khí hậu.

Ông Hoàng Văn Hà, xã Khánh Lộc (Can Lộc) cho biết: "Qua vài vụ sản xuất thử nghiệm các loại giống lúa, cuối cùng gia đình tôi và người dân Khánh Lộc vẫn ưng ý nhất là giống TH 3-3. Vì đây là giống lúa ít sâu bệnh (nhất là rầy nâu và đạo ôn), năng suất vượt trội, đạt 59- 60 tạ/ha và khả năng có thể đạt 65 tạ/ha lại ngắn ngày, phù hợp với đồng đất chạy lụt. Quan trọng hơn, TH3-3 được thị trường chấp nhận, cho thu nhập khoảng 25 - 26 triệu đồng/ha, cao hơn các giống đại trà khác từ 8 đến 9 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, các giống lúa thuần QR1, VTNA2... đã thêm vào sự lựa chọn của nhà nông khi chất lượng của nó không hề thua kém giống lúa lai". Chính nhờ có bộ giống mới nổi trội mà giống lúa dài ngày lâu nay như IR1820 không còn đất để tồn tại.

Không chỉ thay đổi tập quán về giống, Hà Tĩnh hình thành một số cánh đồng mẫu lớn (CÐML) có diện tích từ 5 ha trở lên trồng cùng một giống lúa, một thời vụ và kỹ thuật. Ðây cũng là điểm nhấn vụ sản xuất đông xuân này của Hà Tĩnh. Ðến thăm CÐML 150 ha trồng giống lúa P6 tại xã Trung Lễ (Ðức Thọ) những ngày kề cận thu hoạch, ai cũng trầm trồ thán phục trước đồng lúa vàng trải dài mênh mông cho năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha. Chủ tịch UBND xã Trung Lễ Nguyễn Hữu Thọ cho hay: "Mặc dù ruộng nhà nào nhà nấy làm, nhưng gần 300 hộ dân cùng thống nhất làm một loại giống, cùng thời vụ và cùng kỹ thuật gieo cấy nên năng suất, chất lượng cao, đồng đều, trong khi lúa lại ít sâu bệnh".

Tuy Hà Tĩnh mới manh nha hình thành CÐML, nhưng từ thắng lợi của vụ đông xuân đến vụ hè thu này, hầu như các địa phương của Hà Tĩnh đều có CÐML, với diện tích từ 5 đến 10 ha/cánh đồng trở lên, nhưng cá biệt có CÐML lên đến 400 ha ở xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) trồng một loại giống VTNA02. Ðiều đáng mừng là bước đầu đã có doanh nghiệp (dù ở ngoài tỉnh) đầu tư giống lúa có nhiều ưu điểm nổi trội về thời gian, chất lượng gạo... và bao tiêu sản phẩm, trong đó có Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An đang thử nghiệm trên CÐML 400 ha ở xã Cẩm Bình... Tuy trước mắt còn nhiều khó khăn song mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là hướng đi tất yếu trong tương lai mà doanh nghiệp đóng vai trò chủ công.

Niềm vui chưa trọn vẹn

Khác với những gì kỳ vọng sau vụ lúa bội thu, nông dân Hà Tĩnh lại đứng trước khó khăn trong khâu tiêu thụ khi lúa liên tục bị rớt giá trong những tuần qua. Chủ nhiệm HTX sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ chế biến nông sản Ðức Lâm Nguyễn Thị Châu, người kinh doanh lúa gạo lâu năm ở Hà Tĩnh cho biết: Giá lúa liên tục hạ, nhiều loại lúa chất lượng cao được thương lái ưa chuộng như TH 3-3, P6, HT1, nếp các loại... vụ trước giá khoảng tám, chín nghìn đồng/kg, thì nay chỉ còn khoảng 6,5 nghìn đồng/kg; các loại lúa lai chỉ ở mức giá 4-4,5 nghìn đồng/kg; thậm chí ở Chợ Nhe, Quán Trại (Can Lộc) các thương lái còn ép giá khi mua lúa Khang Dân với giá 3,3 nghìn đồng/kg... Chị Châu cho biết thêm, do giá lúa quá hạ nên nhiều gia đình "buộc" phải tìm cách dự trữ. Nhiều hộ nông dân ở Trung Lễ, Ðức Lâm (Ðức Thọ), Khánh Lộc, Kim Lộc (Can Lộc)... lúa mới, lúa cũ chồng lên nhau chật cứng cả nhà. Nhiều hộ nông dân gặp khó về vốn để tái đầu tư vụ tiếp theo. Anh Nguyễn Bá Thanh ở thôn 3, xã Ðức Lâm (Ðức Thọ) tính toán: Trong khi giá vật tư phân bón, giống, tiền công: thuê cấy, làm đất, gặt... đều tăng giá, lúa lại mất giá. Nông dân có lấy công làm lãi cũng không xong trong thời điểm hiện nay !

Việc giá lúa gạo ở Hà Tĩnh rớt giá là phụ thuộc vào giá lúa gạo trong nước và quốc tế là chuyện dĩ nhiên. Tuy nhiên, đối với một tỉnh có hơn 1,2 triệu dân, mỗi năm sản xuất được gần nửa triệu tấn lương thực mà không chú ý đến khâu tổ chức chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân một phần trách nhiệm thuộc cấp ủy, chính quyền các cấp của Hà Tĩnh. Ở các vùng trọng điểm, việc tiêu thụ lúa phụ thuộc vào các chị hàng xáo, đi thu mua hay tiêu thụ bằng xe máy, thậm chí cả bằng xe đạp. Rồi sản phẩm lúa được tiêu thụ thông qua việc nấu rượu, chăn nuôi. Ðến nay sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh mới có duy nhất một thương hiệu gạo "Sông La" hình thành được hơn một năm nay nhưng chỉ tiêu thụ ở trong tỉnh là chủ yếu. Hiện có một vài nhà máy chế biến lúa gạo đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ở Can Lộc và Ðức Thọ. Nếu các nhà máy này đi vào hoạt động thì đây sẽ là cơ sở chế biến gạo "ra tấm" đầu tiên của Hà Tĩnh. Nhưng theo tính toán để nhà máy công suất vài nghìn tấn gạo/tháng hoạt động, doanh nghiệp cần khoảng 10 tỷ đồng đầu tư thiết bị, chưa kể một lượng vốn lưu động không nhỏ, sẽ quá tầm đóng góp của xã viên, do đó nếu không có sự giúp đỡ của huyện Ðức Thọ và tỉnh Hà Tĩnh thì rất khó hoạt động.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng chưa có một cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đủ mạnh, làm chỗ dựa cho nông dân Hà Tĩnh... Thời gian tới, Hà Tĩnh cần có các giải pháp hữu hiệu giải quyết một số vướng mắc để nông dân thật sự có niềm vui sau mùa vàng bội thu.

Thành Châu
Nguồn: 
nhandan.org.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 924313

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72607022