Nông dân vẫn chưa vui
Mua từ lúc nào?
Tuy có tăng nhưng giá này vẫn chưa bảo đảm lợi nhuận tối thiếu 30% cho nông dân theo chủ trương của Nhà nước. Hiện nay, nông dân vẫn phải bán lúa cho thương lái là chủ yếu. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều nông dân và dư luận băn khoăn là doanh nghiệp mua lúa, gạo tạm trữ từ lúc nào dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố mua từ ngày 20-2. Trước thời điểm này, giá lúa ở ĐBSCL rất thấp nên không loại trừ khả năng nhiều doanh nghiệp đã mua tạm trữ trước đó nhưng không công bố, nay hạch toán theo giá mới để lấy chênh lệch. Cũng không loại trừ trường hợp thương nhân đã mua lúa “đầu cơ” trước đó, nay thu lợi.
Xuất hiện “cò” mua lúa
Nông dân Phạm Văn Hạnh, ở xã Đa Phước, huyện An Phú - An Giang, cho hay gia đình ông đang thuê xe trâu chở lúa vừa gặt xong ngoài ruộng đem về phơi sấy lại để mong được bán với giá cao hơn so với bán tại ruộng. Cũng như nhiều địa phương khác ở ĐBSCL, gia đình ông Hạnh vẫn chưa tìm được thương lái để bán lúa. Gần đây, ở khu vực này xuất hiện “cò” mua lúa. “Gia đình tôi vừa thu hoạch được hơn 4,5 ha lúa IR 50404 với năng suất khoảng 8 tấn/ha. Một số “cò” vừa đến trả giá 4.600 đồng/kg, nếu đồng ý thì họ sẽ gọi thương lái đến mua. Giá lúa này, hộ nào vay tiền ngân hàng để trồng lúa coi như không có lời. Tôi thấy việc Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tiền mua lúa, gạo tạm trữ chẳng có lợi cho nông dân. Phải chi Nhà nước lấy số tiền này cho tụi tôi vay với lãi suất thấp để trồng lúa còn có ý nghĩa hơn” - ông Hạnh nhận định.
Nghi vấn phân bổ chỉ tiêu tạm trữ Trong khi đó, một lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đặt nghi vấn: “Điều dư luận quan tâm hiện nay là cách phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo cho các doanh nghiệp, liệu có ưu ái cho các doanh nghiệp “con cưng” thuộc VFA hay không? Hiện nay, nhiều địa phương phàn nàn chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo phân bổ chưa hợp lý theo sản lượng của từng địa phương. Có tỉnh sản lượng lúa lớn nhưng lại được phân bổ chỉ tiêu ít và ngược lại!”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn