16:20 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân xứ rẫy tìm đầu ra cho nông sản

Thứ bảy - 05/05/2018 09:06
Ông Nguyễn Cao Miêng (Ba Miêng- 62 tuổi)- Giám đốc HTX Rau củ quả Tân Bình (gọi tắt là HTX Tân Bình)- giải thích thật ngắn gọn về “đường đi” của rau củ hiện nay: “Vẫn còn khó và khó nhưng không phải là bế tắc. Muốn “trả giá” với thương lái trước hết cần 2 chuyện là làm tốt HTX và cân đối các loại rau trong diện tích của địa phương”.

Còn về tương lai, Ba Miêng nói chắc nịch: Nông sản sẽ dần có giá vì làm nông giờ chỉ còn người… cao tuổi và khi giải quyết được chuyện rau an toàn là ngon lành thôi.

Vùng hành lá truyền thống ở ấp Tân Thới (xã Tân Bình- Bình Tân).
Vùng hành lá truyền thống ở ấp Tân Thới (xã Tân Bình- Bình Tân).

Các đồng chí lãnh đạo xã Tân Bình (Bình Tân) đánh giá cao việc thành lập các HTX Thành Lợi, HTX Tân Bình đã giải quyết tốt đầu ra cho nông sản của vùng rẫy. Tuy nhiên, có những thời điểm HTX xuất hiện nhiều vấn đề đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân.

Giờ đây, sau hơn 10 năm, các HTX cũng như nông dân đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Mới đây, HTX Tân Bình được tái công nhận VietGAP, góp phần giải quyết hướng ra ổn định hơn cho vùng rẫy.

Từ xã Tân Bình chạy sâu vào ấp Tân Thới, con đường đan cặp theo rạch Thông Lưu nghe sực nức mùi hành lá, từng nhóm 5- 6 phụ nữ ngồi bên những đống hành cao ngất ngưởng, hối hả lặt hành giao cho thương lái. 

Nhà ông Võ Văn Me (51 tuổi) cũng chuẩn bị giao hàng đi Sài Gòn, giá được 650.000 đ/tạ. Ông Me vui vẻ, giới thiệu: “Nhà tui có 3 đời chuyên trồng hành, từ thời ông ngoại tui là ông Ba Lẹo, là một trong những người gầy dựng vùng hành truyền thống ở xứ này. Đất đai mênh mông, chia dần đến đời tụi tui hổng còn bao nhiêu, nên phải giỏi tăng năng suất để bù đắp phần diện tích eo hẹp”.

Chỉ có 1,5 công đất nhưng mấy chục năm trồng hành nên ông Me “quá rành tánh ý” cây này, vậy nên dù giá không cao nhưng mùa này ông cũng thu hơn 22 triệu đồng. Giá hành đạt từ 700.000 đ/tạ trở lên thì nông dân lời khá.

Đây cũng là lý do mà HTX Tân Bình lưu ý phân vùng nguyên liệu, tránh bà con đổ dồn vào một loại cây, chắc chắn sẽ bị ép giá. Ông Ba Miêng giải thích, như ấp Tân Thới này trồng toàn hành, thì cân đối vùng trồng đậu bắp, cải bắp, dưa leo… rải đều ở các ấp Tân Quy, Tân Hiệp, Tân Phước,…

Nắm trong tay 20 công đất chuyên canh hành, lại có kinh nghiệm 10 năm gắn bó từ thời HTX Thành Lợi mới thành lập, sau đó ông Ba Miêng được xã rút về địa phương xây dựng HTX Tân Bình.

Đã có nhiều… khúc quanh lên xuống, ông đúc kết được nhiều kinh nghiệm giúp ích cho bà con xã viên trong việc định hướng sản xuất, cũng như nhận thức dần về hướng sản xuất an toàn.

HTX Tân Bình hiện có 32 xã viên, với diện tích 50ha, trồng chủ lực 2 loại nông sản: hành lá và đậu bắp xanh, ngoài ra tùy theo thời vụ, nhu cầu thị trường mà cân đối các loại rau củ khác, sau khi có những hợp đồng ký kết tiêu thụ với các công ty ở Sóc Trăng, Cần Thơ, thì HTX cố gắng rải đều các loại cây trồng, tránh tình trạng tập trung vào một loại rau củ nào đó đang “hot” để sau này không bị ép giá.

Việc cân đối diện tích các loại cây trồng đã khó thì việc xây dựng ý thức tự giác cho bà con về vấn đề tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí sản xuất an toàn còn khó hơn nhiều.

Mấy chục năm trồng rẫy, ông quá hiểu sự độc hại ngày càng tăng khủng khiếp, không như hồi xưa ít sâu bệnh giờ thì quá nhiều loại sâu bệnh và cũng quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên thị trường khó lòng kiểm soát. 

 Sản phẩm đậu bắp xanh của HTX Tân Bình.
Sản phẩm đậu bắp xanh của HTX Tân Bình.

Ôm một bình xịt thuốc đi non một buổi là thấy trong người bủn rủn rồi. Do đó, ông rất mừng khi được sự hỗ trợ của ngành bảo vệ thực vật về các khâu sản xuất an toàn. Như mới đây vừa đưa vào loại thuốc trừ sâu sinh học từ chế phẩm nấm xanh, hoàn toàn vô hại với người, do một kỹ sư trẻ ở Trường ĐH Cần Thơ giới thiệu. Rất cần giới thiệu rộng rãi cho nhiều nông dân tin dùng.

Trái với nhiều người thường than thở về tương lai của nông sản địa phương mình, ông Ba Miêng tự tin nói rằng nông dân sẽ ngày một khá thôi. 

Ông giải thích, do làm nông hiện giờ chỉ toàn người cao tuổi, phụ nữ, bởi lực lượng lao động trong độ tuổi tốt nhất đều rời quê đi học, đi làm, người không có trình độ cũng bỏ quê vào các khu công nghiệp. Lao động nông nghiệp sẽ ngày càng già đi và ngày càng thiếu. 

Nhưng điều quan trọng là phải có HTX đủ mạnh, đủ lực xây dựng bài bản quy trình sản xuất an toàn và có trình độ quản trị để kết nối các thị trường làm phong phú hóa đầu ra cho nông sản, thì đời sống bà con làm rẫy sẽ khá hơn nhiều.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG/baovinhlong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 340

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 337


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774888

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002203