14:24 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản Việt cần một cái nắm tay

Thứ hai - 28/05/2018 23:45
TheLEADER Các cuộc giải cứu nông sản vẫn liên tiếp diễn ra trên phạm vi rộng để lại nhiều hệ lụy.
 
Nông sản Việt cần một cái nắm tay




























Nông sản liên tục rơi vào tình trạng "được mùa mất giá". Ảnh: Hải Nguyễn

Thời gian gần đây, nông sản Việt liên tục kêu cứu người tiêu dùng. Trên nhiều con đường hè phố, các sạp nông sản được bày bán với mức giá rẻ hơn mặt bằng chung và đi cùng với đó là tấm băng rôn giải cứu.

Thời điểm đầu tháng 5, không khó để có thể tìm mua được một cân dưa hấu với giá khoảng 8.000 VNĐ trên các con phố của Hà Nội khi các điểm giải cứu được lập ra khá nhiều. 
Trước tình hình bán chật vật, sản phẩm chất đống, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã có thư kêu gọi cộng đồng giúp đỡ hàng ngàn tấn dưa hấu tại huyện Phú Ninh. Tình trạng tương tự cũng diễn ra khi UBND huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, phải huy động các cơ quan đoàn thể chung tay mua giúp cho người nông dân. 
Không chỉ có dưa hấu, nhiều nông sản khác như ớt, củ cải trắng cũng phải cần đến các đợt giải cứu khi hàng trăm tấn sản phẩm đứng trước nguy cơ bị vứt bỏ vì không bán được. 
Nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã phải “nắm tay nhau” 
Nhận định về tình hình giải cứu nông sản trên, ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Chủ tịch Lavifood cho rằng, hiện nay Chính phủ đã tạo điều kiện hết sức khi vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). “Điều quan trọng nhất là nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã phải nắm tay nhau cùng đi chứ không đi đơn phương được nữa, không phải lúc nào cũng chờ đợi Chính phủ hỗ trợ”, ông khẳng định.
Ông Thắng đánh giá chất lượng sản phẩm tốt nhưng bà con còn hạn chế về phương pháp kĩ thuật trong sơ chế và chế biến. 
Vấn đề khó khăn nhất trong hợp tác chính là “thu nhập cho bà con. Ví dụ như theo mô hình cũ, bà con có thu nhập 10 đồng và với mô hình mới, bà con được hỗ trợ nhiều thứ, thu nhập 12 đồng thì nhất định bà con sẽ tin và đi theo”. 
“Điều quan trọng là giải quyết được điều cần cho bà con, như tài chính, giống, công cụ dụng cụ, kỹ thuật, đầu ra thì 3-5 năm sau, điều muốn của bà con sẽ đạt được”. 
Ông Thắng cho biết trong liên kết và bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân cần dựa trên nhu cầu thị trường. “Thị trường thế giới cần sản phẩm trái cây rau củ quả nào thì dựa vào đó để dự báo, hoạch định vùng trồng rồi bao tiêu cho bà con”. 
Việc quy hoạch và tập trung lại giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, logistics và đồng thời quản lý được chất lượng và dự báo nguyên vật liệu.
Đánh giá về sự hợp tác này, ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp hữu cơ khẳng định “mô hình kinh tế hợp tác là một xu thế của thế giới, chia sẻ tài nguyên, tạo ra cộng hưởng trong các nguồn lực để phát triển. Kinh tế hợp tác giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu những thành phần thiếu đi năng lực phát triển”. 
Nút thắt về vốn 
Theo số liệu thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện mới chỉ có 2% số hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn vay, phần còn lại chủ yếu tự xoay xở. Điều này khiến nhiều HTX không thể mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết bị và thậm chí còn có khả năng rơi vào tình trạng phá sản. 
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, việc không thể tiếp cận vốn vay là do quy mô HTX chủ yếu vẫn nhỏ, tài chính của một số HTX chưa minh bạch và khả năng quản trị sản xuất kinh doanh cũng còn hạn chế.
Ngoài ra, sự ngần ngại cho vay của hệ thống ngân hàng xuất phát chủ yếu từ việc không chắc chắn đối với khả năng chi trả của người nông dân.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc của SCB cho rằng cần tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị vì chỉ khi tham gia chuỗi, người nông dân mới được hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ. 
“Tiềm năng nông nghiệp rất tốt, sản phẩm và chất lượng của chúng ta cũng rất tốt nhưng chưa tốt ở khâu bảo quản, phân phối và tiêu thụ, đặc biệt là tìm kiếm các thị trường bên ngoài”, ông Văn nói.
Nguồn: theleder.vn















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 322

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 318


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 770844

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70998159