10:30 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản rộng đường sang Hàn Quốc

Thứ sáu - 29/01/2016 02:05
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, mở ra cơ hội cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản vốn được cho là nhạy cảm với Hàn Quốc như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang…

cho là nhạy cảm, bởi đây là những mặt hàng phía Hàn Quốc đang đánh thuế rất cao, từ 241 - 420%, do xuất phát từ yêu cầu bảo hộ cho ngành nông nghiệp.

Khi VKFTA thực thi, thuế giảm về 0% đối với các mặt hàng này theo lộ trình từ 10-15 năm.

Sau hơn 1 tháng VKFTA có hiệu lực, thông tin về từng mặt hàng được giảm thuế đã được phổ biến tới các doanh nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không có sự chuẩn bị để đưa nhóm hàng hóa này tăng tốc xuất khẩu.

Vốn đã có thâm niên 20 năm xuất khẩu hàng nông sản, trong đó thế mạnh là các sản phẩm từ gừng như gừng tươi, gừng lát sấy khô, gừng sấy khô nguyên củ, bột gừng, tinh dầu gừng và gừng giống chất lượng cao, nhưng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Việt Tuấn (Hàm Yên, Tuyên Quang) khá dè dặt trước triển vọng đưa mặt hàng gừng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Công Cường, Giám đốc Công ty cho hay, so với các thị trường như Bangladesh, Parkistan, Mỹ, Canada và một số nước châu Âu mà Công ty đã và đang xuất khẩu gừng, thì Hàn Quốc là một trong những thị trường cực khó tính đối với mặt hàng gừng xuất khẩu, do đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm, mà bản thân Công ty dù có kinh nghiệm với mặt hàng này cũng khó lòng đáp ứng được.

Ngoài yêu cầu khắt khe về sản phẩm (an toàn vệ sinh từ khâu trồng trọt đến sản phẩm cuối cùng), thì sản phẩm gừng Việt Nam càng thêm khó vào Hàn Quốc, do đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan… với giá cạnh tranh và được đầu tư bài bản, sản lượng lớn.

Ông Cường cũng cho biết, lý do khiến sản phẩm gừng của Việt Nam khó cạnh tranh tại một số thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, trong đó có Hàn Quốc, là do gừng trồng tại Việt Nam với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa hề được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa… nên chất lượng không đồng đều, dẫn đến khó trong chào hàng, cạnh tranh với các đối thủ cùng xuất khẩu.

Hiện cả nước chỉ có khoảng 22 doanh nghiệp xuất khẩu gừng và các sản phẩm từ gừng, trong đó 12-15 doanh nghiệp ở phía Bắc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn mạnh ai nấy làm và gần như không có sự liên kết, chia sẻ thông tin để sản phẩm gừng xuất khẩu có lợi thế hơn trong cạnh tranh với đối thủ.

Trong khi đó, đối với sản phẩm mật ong, hiện đang có nhiều doanh nghiệp kinh doanh, nuôi ong lấy mật, nhưng lợi thế để tăng xuất khẩu vào Hàn Quốc cũng chưa rõ ràng.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc về xuất khẩu mật ong. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hơn 46.600 tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Nhưng xuất khẩu mật ong hiện chỉ tập trung mạnh vào thị trường Mỹ, với 90% trên tổng lượng xuất khẩu, chỉ có 10% còn lại là ở các thị trường khác, kể cả châu Âu.

Tuy nhiên, không ít sản phẩm mật ong thô xuất khẩu đã bị trả về do không đạt tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.

Theo đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu N.P.T (TP.HCM), hiện đang sở hữu 3 thương hiệu mật ong Xuân Nguyên, Trường Thọ, Phúc Lộc Thọ, hiện có doanh thu xuất khẩu hàng năm 100 tỷ đồng, thì lý do các thương hiệu mật ong của Việt Nam chưa tạo được niềm tin ở thị trường nước ngoài là do chất lượng sản phẩm không đồng nhất và chưa được quản lý chặt chẽ.

Sâu xa hơn là do kỹ thuật nuôi ong còn thiếu cập nhật kiến thức mới, các cơ sở nuôi còn đơn lẻ, manh mún,  không tìm được tiếng nói chung về sản phẩm và thống nhất về giá.

Sản xuất thiếu tập trung, manh mún, sản phẩm có chất lượng không đồng đều là những lý do khiến nhiều mặt hàng nông sản, trong đó điển hình là mật ong, gừng, tỏi… khó có cơ hội tăng xuất khẩu, hưởng lợi về thuế ngay khi các FTA có hiệu lực.

Tại buổi Tọa đàm về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) mới đây,  ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thừa nhận, nhiều năm nay, nông sản trong nước vẫn loay hoay câu chuyện về tiêu thụ.

“Lâu nay, doanh nghiệp quen xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường yêu cầu về tiêu chuẩn vừa phải, dễ tính, thì nay cần phải tái cơ cấu để đầu tư từ khâu đầu tới cuối, đáp ứng theo tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu mới, khắt khe như như Hàn Quốc, Nhật Bản. Làm được như vậy, sẽ có cơ hội xuất khẩu giá cao và bền vững”, ông Ngọc khuyến cáo.

Thế Hải
http://baodautu.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 408


Hôm nayHôm nay : 45749

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70887015