15:45 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nước ngoài hưởng lợi từ trợ cấp xuất khẩu gạo của VN?

Thứ ba - 21/10/2014 22:15
Theo nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp, người đóng thuế Việt Nam thực chất đang trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài đối với gạo Việt Nam.

Ảnh: Petrotime

Theo kết quả nghiên cứu “cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ Việt Nam” do Liên minh Nông nghiệp vừa công bố, do được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ và trợ cấp khác nhau từ ngân sách Nhà nước nên ngành lúa gạo Việt Nam đang có khuynh hướng sản xuất thừa nhóm sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, đang xuất khẩu với giá thấp.

TS Nguyễn Đức Thành, Trưởng nhóm nghiên cứu lúa gạo của Liên minh Nông nghiệp, cho rằng, thực tế này đang làm xuất hiện “một thực tế phũ phàng là người đóng thuế Việt Nam thực chất đang trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài đối với gạo Việt Nam”.
Chạy theo số lượng đe doạ sự phát triển bền vững

Thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam như biểu đồ sau:

 


 

 

Trong những năm gần đây, tỉ trọng các hợp đồng chính phủ (G2G) có xu hướng giảm dần. Chẳng hạn, năm 2007, tỷ trọng hợp đồng G2G chiếm 70% trong lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ này giảm xuống còn 42,7% năm 2009 và đến năm 2012, 2013 chỉ còn chưa đến 20%. Còn về chủng loại gạo xuất khẩu, 2-10% tấm vẫn đang chiếm ưu thế, chủ yếu là gạo giá thấp (như biểu đồ dưới).

 


 

 

Tuy nhiên, có một điểm đáng mừng là tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng cao xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tăng. Song đáng buồn là, cùng một chủng loại gạo xuất khẩu nhưng gạo Thái Lan thường có giá cao nhất và gạo Việt Nam có giá thấp nhất. Chẳng hạn cùng là gạo hạt dài chất lượng cao, nhưng của Thái Lan vào tháng 7/2012 có giá 592USD/tấn, trong khi của Việt Nam chỉ có 415 USD/tấn. Tương tự, gạo thơm Hom Mali của Thái Lan có giá 1.025USD/tấn, còn gạo thơm của Việt Nam 5% tấm chỉ có giá 625 USD/tấn.

Trong khi đó, nền sản xuất thì chỉ có một số lượng nhỏ nông trang sản xuất lúa tập trung, chiếm khoảng 2-3% sản lượng lúa bán ra ở ĐBSCL. Họ trồng và bán trực tiếp các loại lúa chất lượng cao cho các công ty xuất khẩu, thu được lợi nhuận cao nhưng phải đầu tư kỹ thuật lớn. Còn các hộ nông dân tồn tại với số lượng lớn, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ. Nông dân đang bán tới 93% lúa tươi tại ruộng cho các thương lái, nhưng dễ bị các thương lái ép giá và thường chịu nhiều rủi ro nhất khi có biến động bất lợi trên thị trường.

Trên thị trường xuất khẩu gạo hiện nay vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa các công ty (ví dụ như trong việc đàm phán giá lúa gạo xuất khẩu) và liên kết dọc với các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên liệu hiện được thực hiện rất “gượng ép” do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn cung sẵn có trên thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn, rủi ro về lợi nhuận cao do thị trường đầu ra không ổn định.

Thực tế khảo sát của Liên minh Nông nghiệp cho thấy, “mắt xích quyết định hầu như toàn bộ các vấn đề của ngành lúa gạo hiện nay là thị trường xuất khẩu – đầu ra cuối cùng có ảnh hướng rất lớn tới định hướng sản phẩm lúa gạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu vì lợi ích của mình có khuynh hướng duy trì chính sách tăng sản lượng tối đa để xuất khẩu. Điều này dẫn tới một loạt hệ quả như sự khai thác đất tối đa phục vụ tăng sản lượng (3 vụ lúa), thiếu chọn lọc về giống và chất lượng,… đe dọa sự phát triển bền vững của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Chính sách hỗ trợ mang lợi cho doanh nghiệp hơn nông dân

Các thành viên Liên minh Nông nghiệp cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đang đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu nhiều hơn, thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân.

Ví dụ, chính sách quy định giá sàn thu mua lúa không đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nông dân mà còn vô tình cản trở người nông dân chuyển dịch sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Chính sách cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thu mua tạm trữ chưa chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong việc bình ổn thị trường và hỗ trợ người nông dân yếu thế. Hay những quy định về điều kiện xuất khẩu gạo hiện nay (Nghị đinh 109) vô hình trung ngăn cản một bộ phận doanh nghiệp với sản phẩm gạo đặc thù (sản lượng ít, nhưng lợi nhuận và tính cạnh tranh rất cao) tham gia vào thị trường, triệt tiêu tính đa dạng của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Trước thực trạng nêu trên, TS Nguyễn Đức Thành đề xuất: “nên tính đủ phần trợ cấp vào giá gạo xuất khẩu để phản ánh đúng chi phí sản xuất và đảm bảo quyền lợi của người dân. Xuất khẩu chú trọng vào tăng giá thay vì sản lượng, mới tạo động lực cho doanh nghiệp và người nông dân chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ, lựa chọn giống lúa thuần chủng, chất lượng cao, làm tăng tính cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu cho ngành lúa gạo Việt Nam”.

Còn TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm, thẳng thắn chỉ ra, các doanh nghiệp nhà nước hiện đang hưởng ưu đãi nhiều nhất, nhưng hiệu quả kém. Do đó, cần giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thay vào đó là khuyến khích và thúc đẩy tăng vai trò của doanh nghiệp tư nhân.

Nhìn thẳng vào quy định về giá sàn hiện tại, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết: “Hiện nay, mức giá sàn do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác định và công bố, người trồng lúa hoàn toàn không có tiếng nói gì trong các quyết định này. Cho nên, cần phải có cơ chế chính thức để người nông dân tham gia vào việc ấn định giá thu mua lúa mỗi vụ thông qua các tổ chức đại diện cho mình. Về các điều kiện đối với xuất khẩu gạo cũng cần có quy định riêng cho các doanh nghiệp khai thác thị trường ngách như gạo chất lượng cao, gạo đặc sản xuất với số lượng ít. Có như vậy sân chơi mới công bằng và dần dần gạo Việt Nam mới nâng cao được uy tín, chất lượng và giá bán”.

So sánh cấu trúc thị trường lúa gạo Việt Nam với các nước xuất khẩu gạo cũng như xem xét xu hướng của ngành nông nghiệp thế giới, nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp chỉ ra rằng, trong những năm tới, sự gia tăng mạnh mẽ nguồn cung gạo chất lượng trung bình và thấp từ các nước Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sẽ khiến thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt, giá lúa nhiều khả năng tiếp tục sụt giảm./.

(Nguồn tin:VOV.vn)  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 79

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 74


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 957105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72639814