Kiểm tra chất lượng ổi trước khi tiêu thụ
Kỹ sư Nguyễn Công Sơn - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh cho biết: “Trước mắt, Công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc với HTX và THT 1 năm và sau đó sẽ ký hợp đồng phụ kiện từng tháng hoặc từng quý để điều chỉnh giá cũng như sản lượng thu mua. Riêng trong tháng 12/2016 này, công ty sẽ mua ổi, chanh với giá cố định là 13.000 đồng/kg, số lượng hàng tuần ổi là 3 tấn, chanh 1,5 tấn (chanh 25 trái/kg, ổi 4 trái/kg), chanh phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, ổi phải sản xuất theo hướng an toàn”.
Bước đầu có 6 hộ trồng chanh và 5 hộ trồng ổi tham gia. Đây được xem là tiền đề để ngành nông nghiệp huyện tiếp tục nhân rộng ra các hộ còn lại. Theo ông Nguyễn Văn Minh - Tổ trưởng THT ổi Minh Thọ, để đảm bảo đúng, đủ điều kiện sản phẩm đáp ứng cho Tập đoàn thì nhà vườn phải thay đổi ngay quy trình sản xuất so với kiểu truyền thống nhằm đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để có đủ số lượng, chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho công ty, ngành nông nghiệp huyện đề nghị các nhà vườn cố gắng duy trì diện tích đã đạt chuẩn VietGAP và sản xuất theo hướng an toàn; cần lưu ý một số khâu quan trọng như: ghi chép nhật ký cụ thể, rõ ràng, trung thực; tăng cường bón phân hữu cơ thay thế cho phân vô cơ; hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phải bảo đảm cách ly đúng quy định.
Ông Phạm Minh Cường - Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh cho biết: “Hiện tại, xã viên rất phấn khởi, thống nhất sản xuất đúng quy trình. Bộ phận quản trị HTX sẽ trực tiếp và sâu sát hơn từng hộ có ký cam kết với tập đoàn, cùng với bà con sản xuất, có góp ý để hoàn chỉnh, sắp xếp lịch để thu hoạch sản phẩm luân phiên, đáp ứng nhu cầu bên đối tác, đảm bảo uy tín, không chỉ giữ vững nhãn hiệu chanh Cao Lãnh mà còn nâng tầm nhãn hiệu lên thương hiệu”.
Tác giả bài viết: Thành Sơn
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn