23:25 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ổn định đầu ra cho vùng rau an toàn

Thứ ba - 16/05/2017 21:18
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP Cần Thơ giảm theo quá trình phát triển đô thị, nên nhiều mô hình nông nghiệp đô thị cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình trồng rau màu an toàn được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích sản xuất.
Khách hàng chọn mua rau tại Siêu thị Co.opmart Cần Thơ.

Khách hàng chọn mua rau tại Siêu thị Co.opmart Cần Thơ.

Nhiều chuyển biến

Những năm gần đây, nhiều diện tích trồng rau màu tại TP Cần Thơ đã chuyển sang hướng sạch, an toàn, chuyên canh. Hiện vùng trồng rau an toàn của thành phố tập trung ở các quận Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt và huyện Phong Điền. Ông Trương Tiến Luật, Trưởng phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, cho biết: "Từ đầu năm 2017 đến nay, quận tập trung xây dựng, củng cố và phát triển vùng sản xuất rau màu chuyên canh theo hướng an toàn ở 7/9 phường với tổng diện tích hơn 86,4ha, tăng 8,46ha so với cùng kỳ. Các loại rau màu được trồng chủ yếu gồm: hẹ, rau thơm, cần ống, cải các loại, dưa leo, khổ qua, ớt...". Quận Thốt Nốt đã hình thành một số mô hình trồng rau trong nhà lưới như: trồng hẹ ở phường Thạnh Hòa (500m2) và rau cần ống tại phường Thới Thuận (1ha). Phòng Kinh tế quận làm đầu mối kết nối với các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, công ty trên địa bàn thành phố ký hợp đồng bao tiêu rau màu cho nông dân. Đến nay, Siêu thị Co.opmart tại Thốt Nốt, một số công ty nằm trong Khu Công nghiệp Trà Nóc đã cam kết thu mua rau màu, giúp nông dân trồng rau Thốt Nốt an tâm đầu ra của sản phẩm.

Để tăng hiệu quả sản xuất và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều nông dân liên kết lại thành lập hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác sản xuất như: HTX Rau an toàn phường Long Tuyền và phường Long Hòa (quận Bình Thủy); HTX sản xuất hẹ Phúc Thạnh thuộc phường Thạnh Hòa (quận Thốt Nốt); HTX sản xuất rau muống Hòa Phát ở phường Thới An (quận Ô Môn). Ông Triệu Công Đỉnh, Giám đốc HTX rau màu Long Tuyền, quận Bình Thủy, bộc bạch: "Tham gia vào HTX, nông dân không chỉ có điều kiện tương trợ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau mà còn cùng nhau chia sẻ rủi ro khi gặp thiên tai, thị trường bất lợi. Đặc biệt, nông dân trong HTX được chính quyền tạo điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến để giảm giá thành sản xuất; đồng thời lãnh đạo địa phương còn giới thiệu, kết nối thị trường với các doanh nghiệp để giúp HTX tìm đầu ra cho sản phẩm"…

Cùng với việc liên kết, áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, ngành nông nghiệp thành phố còn hướng nông dân sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn. Thời gian qua, thành phố đã triển khai Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP" tại HTX Rau an toàn Long Tuyền, quận Bình Thủy, với 10,22ha trồng bí, dưa hấu, ớt, khổ qua, cà chua, dưa leo, dưa lê được cấp giấy chứng nhận sản phẩm rau an toàn phù hợp với quy trình VietGAP. Tại quận Thốt Nốt, ngoài việc hình thành vùng rau chuyên canh theo hướng an toàn, trồng rau trong nhà lưới, quận còn xây dựng vùng trồng rau theo hướng nông nghiệp đô thị với mô hình trồng nấm bào ngư tại phường Thới Thuận. Song song đó ngành nông nghiệp thành phố còn phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau tại các chợ, siêu thị. Trong các tháng đầu năm 2017, đã tiến hành phân tích 55 mẫu rau các loại; kết quả có 3 mẫu có dư lượng vượt mức an toàn, 9 mẫu có dư lượng ở mức an toàn, các mẫu còn lại không phát hiện dư lượng.

Phát triển chuỗi liên kết

Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp của TP Cần Thơ đang chuyển hướng dần sang nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều mô hình trồng rau màu an toàn khu vực ngoại thành được ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và hình thành các tổ, nhóm, câu lạc bộ, HTX sản xuất rau an toàn tại các vùng trồng rau màu trọng điểm ở quận Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Răng và huyện Phong Điền. Ngành nông nghiệp thành phố còn tạo điều kiện để nông dân ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật (IPM, sản xuất theo hướng an toàn sinh học…) để giảm giá thành sản xuất.

Theo đánh giá của một số quận, huyện, việc giải quyết khâu tiêu thụ cho các sản phẩm rau màu nói chung và rau màu sản xuất theo hướng GAP nói riêng đang là vấn đề nan giải. Ông Nguyễn Văn Mười, nông dân phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, chia sẻ: "Trồng rau màu theo hướng GAP đòi hỏi kỹ thuật cao lại phải gò mình vào khuôn khổ, nhưng tôi có thể làm được. Tuy nhiên, khi bán ra thị trường thì giá rau sản xuất theo GAP cũng chỉ ngang giá với rau trồng thông thường. Đó là điều làm nông dân ngán ngại". Về lâu dài, sản xuất rau màu cần phải được tổ chức thực hiện theo quy trình GAP để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như người tiêu dùng. Nhưng muốn sản phẩm rau màu có bước chuyển biến về chất, cần sự chính sách hỗ trợ từ các bộ, ngành từ Trung ương và địa phương trong việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn,… Nhà nước cần vào cuộc tích cực trong việc hình thành chuỗi liên kết trong khâu sản xuất-thu mua, phân phối-tiêu dùng, sơ chế, bảo quản… cho các sản phẩm an toàn để khuyến khích nông dân tham gia chuỗi liên kết.

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề kỹ thuật trồng rau màu an toàn không khó với nông dân, nông dân cần sự ổn định đầu ra của sản phẩm để giảm bớt các rủi ro trong đầu tư. Nông dân cũng rất cần ngành nông nghiệp giới thiệu, trợ giá và hướng dẫn nông dân tiếp cận các giống rau màu mới để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, để tiến tới xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo quy hoạch, ngành nông nghiệp thành phố sẽ phối hợp với các quận, huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, phân bố chuyển dịch cơ cấu rau màu hợp lý, phù hợp với từng vùng sản xuất. Đồng thời, vận động từ nhiều nguồn kinh phí đầu tư cho việc chọn tạo và ứng dụng các giống rau màu mới, có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích.

Nguồn: http://www.baocantho.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp, đô thị

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1100331

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71327646