04:25 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phân bón Việt yếu thế cạnh tranh

Thứ ba - 18/03/2014 21:31
Sản xuất phân urê trong nước năm 2014 sẽ dư thừa 400.000 tấn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Xuất khẩu phân bón đang gặp muôn vàn khó khăn, chưa kể phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc.

Sức ép từ phân bón nhập khẩu 

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2014, nhu cầu phân bón các loại cả nước khoảng 11 triệu tấn, tăng 700.000 tấn so với năm 2013. Trong đó, nhu cầu phân urê khoảng 2,2 triệu tấn, phân SA 900.000 tấn, kali 960.000 tấn, DAP 900.000 tấn, NPK 4 triệu tấn và lân 1,8 triệu tấn. 

Cả nước hiện có 500 doanh nghiệp sản xuất phân bón với tổng sản lượng hơn 8 triệu tấn các loại, đáp ứng 80% nhu cầu của nông dân. Năng lực sản xuất một số loại phân bón chính (urê, NPK, lân), những loại phân bón chủ lực trên thị trường đều đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Riêng nguồn cung phân urê trong nước đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu. Năng lực sản xuất phân urê trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,34 triệu tấn/năm, bao gồm: Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc 180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2,66 triệu tấn/năm. Như vậy, trong năm 2014, dự báo sản lượng urê sản xuất trong nước của ta dư thừa ít nhất 400.000 tấn. Do cung vượt cầu nên từ cuối năm 2013, giá phân bón trong nước giảm mạnh, trung bình từ 17-20%, thậm chí có loại phân bón giảm tới 30%. 

Trong khi cung gần ngang bằng cầu, thị trường phân bón trong nước còn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 2 đạt 286.000 tấn, trị giá 98 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2014 đạt 487.000 tấn. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới 31% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. 

Chính sách thuế xuất khẩu (XK) phân bón của Trung Quốc rất linh hoạt, thời điểm vào vụ mức thuế rất cao nhưng khi không vào vụ lại rất thấp. Điều này khiến giá phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc luôn rẻ hơn so với phân bón của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. 

Để bảo hộ sản xuất trong nước, cuối năm 2013, Bộ Tài chính ra Thông tư số 164/2013/TT-BTC ban hành biểu thuế XK, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Trong đó quy định từ ngày 1/1/2014, thuế nhập khẩu của mặt hàng phân bón urê và DAP tăng lên 3% từ mức 0% trong năm 2013. Các mặt hàng phân bón khác như kali, SA… do trong nước chưa sản xuất được nên vẫn duy trì mức thuế suất thuế nhập khẩu là 0%. Thế nhưng từ đầu năm 2014, Trung Quốc giảm thuế XK phân bón xuống còn 2% nên chính sách tăng thuế của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để hạn chế nhập khẩu, khiến lượng phân bón từ Trung Quốc nhập vào nước ta vẫn tăng. 

Cần tăng sức cạnh tranh

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ngành sản xuất phân bón trong nước đang tăng trưởng mạnh về sản lượng, nhưng lại yếu thế về sức cạnh tranh. Trong khi chúng ta vẫn đầu tư công nghệ cũ thì ngành sản xuất phân bón thế giới đang phát triển mạnh, ứng dụng nhiều công nghệ mới, nên giá thành sản phẩm các loại phân bón này khá rẻ. Do đó, các sản phẩm phân bón hóa học độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tại Việt Nam về lâu dài nếu không cải tiến và đổi mới công nghệ sẽ bị mất thị phần, thậm chí có nguy cơ phải đóng cửa.

Trong buổi làm việc mới đây với Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhận định, cạnh tranh trong lĩnh vực phân bón đang “hết sức gay go”. Vì vậy, một mặt các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần hết sức linh hoạt, có biện pháp khẳng định thương hiệu, chất lượng, ứng phó với phân bón giả, lấy lại thị trường. Mặt khác, các ngành quản lý phải hết sức quyết liệt, triệt để trong kiểm soát thị trường, phòng chống các vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh.

Để hóa giải thách thức này, giải pháp Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra là, cần tái cơ cấu thị trường phân bón. Hiện nay, hệ thống cung ứng chồng chéo, nhiều cầu cấp, đội giá thành gây thiệt hại cho nông dân. 

Thứ hai, các doanh nghiệp cần nỗ lực tìm đường XK phân bón. Các nước trong khu vực ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar là những thị trường mà sản phẩm phân bón Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhờ khoảng cách địa lý gần, phí vận chuyển thấp. Tuy nhiên, do mới bắt đầu XK phân bón với số lượng lớn nên các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi xâm nhập các thị trường nước ngoài, nên đã phải chấp nhận bán ra sản phẩm không có thương hiệu để các nhà nhập khẩu đóng gói, ít khi bán được trực tiếp vào các thị trường. Bởi vậy, một khi giá phân bón ở những nước khác xuống thấp hơn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam mất thị trường. Để XK phân bón bằng thương hiệu riêng, các doanh nghiệp phải tốn một lượng tiền lớn dùng vào tiếp thị, mỗi doanh nghiệp tốn phí 300.000 - 1.000.000 USD/năm cho hoạt động này. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu xúc tiến thị trường XK phân bón. 

Thứ ba, Hiệp hội phân bón kiến nghị các bộ, ngành, các tỉnh có biên giới với Trung Quốc cần kiểm soát quyết liệt để ngăn chặn việc gian lận thương mại và nhập khẩu phân bón kém chất lượng vào Việt Nam.

Chu Khôi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phân bón

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324


Hôm nayHôm nay : 30502

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506435

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733750