14:08 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau quả Thái Lan vượt Trung Quốc dẫn đầu thị trường Việt

Thứ tư - 18/05/2016 05:33
Dù giá cao hơn nhiều sản phẩm trong nước nhưng trái cây Thái Lan vẫn vượt mặt Trung Quốc tràn vào Việt Nam.

Báo cáo của Hiệp hội rau quả Việt Nam cho thấy, 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu rau quả Việt Nam đạt 156,8 triệu USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, rau quả từ Thái Lan vượt quaTrung Quốc để dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam.

Cụ thể, 3 tháng đầu năm nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt gần 60 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ 2015. Trong top 10 thị trường cung cấp rau quả cho thị trường Việt Nam thì Thái Lan chiếm từ 24,13% thị phần năm 2015, nay vượt qua Trung Quốc và chiếm 38,18%. Trong khi đó, Trung Quốc từ chiếm 27,7% thị phần năm 2015 thì sang 2016 giảm xuống còn 24,98%.

Khảo sát tại các chợ TP HCM cho thấy trái cây Thái Lan nhập vào Việt Nam tăng cao. Nếu trước đây chỉ có một số sản phẩm đặc trưng như: me, bòn bon thì nay có thêm xoài, quýt, sapoche, sầu riêng và cả táo xanh Thái... ở các chợ và cửa hàng.

Giá các sản phẩm này cao hơn nhiều so với hàng Việt. Cụ thể, xoài Thái có giá bán buôn 36.000 đồng/kg, cao hơn hàng Việt 10.000-15.000 đồng/kg. Me Thái giá bán buôn 80.000 đồng/kg, bán lẻ 100.000 đồng/kg.

Bòn bon Thái loại một có giá tới 200.000 đồng/kg, cao gấp gần 3 lần so với hàng trong nước. Quýt, chôm chôm, nhãn, táo Thái Lan có giá dao động 30.000-60.000 đồng/kg. Riêng mít nhập từ Thái có giá 120.000 đồng/kg, trong khi mít giống Thái trồng ở Việt Nam chỉ 40.000-50.000 đồng/kg (đã tách vỏ).

Bòn bon, măng cụt Thái được người tiêu dùng Việt ưa chuộng. Ảnh: Hồng Châu.

Bòn bon, măng cụt Thái được người tiêu dùng Việt ưa chuộng. Ảnh: Hồng Châu.

Chị Hoa, tiểu thương chợ Tân Định (quận 1), cho biết người tiêu dùng rất chuộng rau quả của Thái nên tiểu thương nơi đây chủ động nhập về. Tuy nhiên, bòn bon, táo, nhãn khoảng hơn một tháng nữa mới chính vụ nên sản lượng nhập về chưa nhiều. Còn me Thái vào thời điểm cuối năm 2015 đầu 2016 vào vụ chính nên số lượng tiêu thụ mỗi ngày tại cửa hàng chị lên tới cả tạ, giá dao động 100.000-120.000 đồng/kg.

Cũng chuộng bán hàng Thái, chị Hạnh, tiểu thương chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), cho biết chôm chôm Việt hiện chưa chính vụ nên chôm chôm Thái được khách rất thích dù giá tới 30.000 đồng/kg. “Mỗi ngày tôi bán được khoảng 50kg chôm chôm Thái, còn sầu riêng mỗi tuần chốt đơn đặt hàng một lần” - chị Hạnh nói.

Trao đổi với PV., đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết hiện chợ này không nhập rau Thái Lan mà chỉ nhập trái cây, như chôm chôm, bòn bon, me, sầu riêng và măng cụt.

“Me Thái được nhập nhiều vào cuối 2015 và đầu 2016, riêng bòn bon thì nhập quanh năm nhưng số lượng các sản phẩm này hiện về chợ ít, phải đến tháng 5-6 vào chính vụ lượng hàng mới tăng mạnh. Tuy nhiên, nếu so sánh lượng trái cây nhập khẩu từ Thái Lan những năm gần đây so với trước đó thì có sự gia tăng mạnh” - đại diện chợ đầu mối cho biết.

Còn tại chợ đầu mối Bình Điền, đại diện chợ cho biết mỗi ngày nhập 250-300 tấn trái cây các loại. Trong đó, đa phần là trái cây Việt, hơn 10% còn lại là hàng nhập khẩu. Hiện, trái cây Thái Lan tại chợ này có me, bòn bon, sapoche nhưng số lượng chưa cao, phải từ tháng 5 âm lịch trở đi thì trái cây Thái Lan mới nhiều vì khi đó bắt đầu vào mùa.

Bên cạnh trái cây Thái Lan vào Việt Nam theo đường chính ngạch thì các cửa hàng kinh doanh hàng ngoại nhập cho biết rất nhiều sản phẩm đi theo đường tiểu ngạch.

Chủ cửa hàng chuyên bán trái cây nhập khẩu ở TP HCM cho biết trái cây Thái nhập theo đường tiểu ngạch cũng không kém hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ quan chức năng mới chỉ kiểm tra đối với hàng chính ngạch, còn hàng tiểu ngạch theo đường khu vực biên giới với phía Campuchia hầu như bỏ ngỏ.

“Có những thương lái lớn chào các loại trái cây Thái với giá hấp dẫn nhưng chúng tôi không chấp nhận vì nguồn gốc không rõ ràng. Do vậy, người tiêu dùng nên thận trọng vì không phải sản phẩm Thái nào chất lượng cũng đảm bảo” - chủ cửa hàng trên nói.

Mới đây, Thai-PAN (Mạng lưới Cảnh báo Thuốc trừ sâu Thái Lan) công bố một khảo sát về trái cây nước này cho thấy, hơn nửa các loại rau quả Thái Lan được Chính phủ dán nhãn Q đạt chất lượng đều bị phát hiện có tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép.

Trong số 138 mẫu rau quả phổ biến tại Bangkok, Chiang Mai và Ubon Ratchathani thì 46,6% mẫu có chứa lượng tồn dư cao hơn tiêu chuẩn an toàn. Đáng chú ý là 57,1% rau quả gắn nhãn Q của Ủy ban quốc gia về Tiêu chuẩn thực phẩm và Hàng hóa nông nghiệp Thái Lan cũng bị phát hiện không an toàn.

25% số sản phẩm được chứng nhận là hữu cơ (không sử dụng chất hóa học) cũng bị phát hiện có tồn dư hóa học vượt ngưỡng cho phép.

Thai-PAN cho biết nhiều mẫu rau quả được lấy từ các cửa hàng theo mô hình hiện đại. Tại đây, người tiêu dùng phải trả giá cao hơn ở chợ. Tuy nhiên, 46% số rau quả giá cao này cũng có tồn dư vượt ngưỡng cho phép, chỉ thấp hơn không đáng kể so với 48% hàng mua ở chợ.

Tổng cộng, 11 chất cấm đã được tìm thấy trong các mẫu này. Cụ thể, 100% mẫu ớt đỏ có tồn dư chất độc hại vượt chuẩn, theo sau là húng quế và đậu đũa (66,7%), cải làn (55,6%), cải thảo (33,3%), rau muống (22,2%), cà chua và dưa chuột (11,1%). Tuy nhiên, 100% mẫu cải bắp lại không có chất độc hại.

Với các loại quả, 100% cam và ổi có tồn dư chất độc hại vượt tiêu chuẩn. Thanh long, đu đủ và xoài nam dokmai cũng bị phát hiện không an toàn, với tỷ lệ chứa chất độc hại lần lượt 71,4%, 66,7% và 44,4%. Dưa hấu không có tồn dư, khớp với kết quả nghiên cứu của Đại học Mahidol năm 2014.

Kết quả này đã được gửi cho các chuỗi cửa hàng thực phẩm, hiệp hội và cơ quan chính phủ có liên quan.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết chưa hề nhận được bất cứ văn bản cảnh báo nào từ phía Thái Lan. Tuy nhiên, cơ quan này cũng sẽ rà soát lại. Vì vậy, người tiêu dùng nên thận trọng với sản phẩm trái cây nhập ngoại.

 

 

(Nguồn tin:Vnexpress)  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 105

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 230096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73277067