19:45 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rơm khô đắt như "tôm tươi"

Thứ tư - 20/08/2014 22:40
Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.
 
Rơm khô đắt như tôm tươi
Nhiều người đổ xô đến cánh đồng phường 8 (TP Tuy Hoà, Phú Yên) cắt gốc rạ


Tranh nhau cắt gốc rạ

Do rơm khô khan hiếm, những ngày qua, tại cánh đồng phường 8 (TP Tuy Hoà, Phú Yên) xảy ra trình trạng “lạ”, đó là nhiều người quanh vùng dàn hàng ngang cắt gốc rạ.

Mới 5h sáng, tại cánh đồng phường 8 (dọc theo đường Trần Phú, đối diện bảo tàng Phú Yên), nhiều người dân quanh vùng đổ xô đến cắt gốc rạ về trữ làm thức ăn cho bò.

Ông Nguyễn Văn Thanh, một người đi cắt gốc rạ cho hay: “Tôi ở dưới chân đèo Quán Cau thuộc xã An Hiệp (huyện Tuy An). Mới 4h, tôi thức dậy buộc 2 bao tải đèo sau yên xe với câu liêm (lưỡi liền) đi xe máy gần 20km đến đây.

Đi sớm vậy mà đến nơi thấy hàng chục người dàn hàng ngang tranh nhau cắt gốc rạ. Tôi cũng vội ra ruộng ngồi “nạo” sát đất, đến 8g đầy bao 2 bao tải gốc rạ chở về”. 

Gần trưa, trời nắng gắt, ông Trần Văn Sơn, cũng ở xã An Hiệp vẫn miệt mài cắt gốc rạ, nói: "Nhà tôi có 3 con bò.

Sáng tranh thủ tưới rau nên đến đây muộn, cắt chưa đầy bao tải thì ruộng chỉ còn lởm chởm ít gốc rạ nên phải dời ra mấy đám ruộng cạnh đường nội đồng cắt thêm cho đầy bao, chở về cho bò ăn chứ bò đang nhốt đói ở nhà”...

07-38-31_2
Ông Trần Văn Sơn, cắt thêm cho đầy bao

Đặt tiền cọc mua rơm

Cánh đồng xã An Định (huyện Tuy An) gieo sạ sớm, hiện lúa chín nông dân cũng tranh thủ thu hoạch. Bà Trịnh Thị Hồng, ở xã An Định cho hay: Nhà tôi có 3 sào ruộng, 1 sào bị chín ép do thiếu nước tưới, cắt cho bò ăn non, còn lại gặt xong đem rơm về nhà vun nọc dự trữ. Trong chuồng nhà tôi có 3 con bò, sợ sắp đến không đủ rơm cho ăn, vậy mà có người đến tận nhà hỏi mua nọc rơm.

Cũng trên cánh đồng xã An Định, ông Phan Long, ở xã An Dân (huyện Tuy An) đang hì hục chất rơm lên xe tải chở về nhà. “Tôi đặt cọc trước 1 tháng, chỗ “ơn nghĩa lắm” người ta mới bán 800.000 đ/sào rơm, chứ có người phá giá hỏi mua cả triệu.

Hiện nay đang là thời điểm nắng gắt, cỏ voi trồng ngoài đồng chết cháy nên phải chịu khó đi xa mua rơm về cho bò ăn. Trước đó, tôi vào tận cánh đồng phường 8 hỏi mua rơm nhưng không có ai chịu bán”, - ông Long giãi bày.

Tình trạng khan hiếm rơm khô không chỉ xảy ra vụ lúa hè thu này mà cách đây 4 tháng khi đang thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, rơm khô đắt giá, vì vậy đã xảy ra tình trạng mất cắp rơm vào ban đêm. 

07-38-31_3

Ông Phan Long, mua 800.000 đ/sào rơm

Bà Nguyễn Thị Lan, ở thôn Hảo Danh, xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu) cho hay: “Ở quê tôi không có ruộng lúa nước, đầu tháng 2 vừa qua, tôi xuống dưới xã Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân) đặt hàng hỏi mua rơm từ khi lúa mới chín đỏ đuôi. Hôm qua gặt xong, máy phun tại ruộng. Chiều tối không có xe chở, sáng ra tôi thuê xe đến nơi thì đống rơm to bằng cái nhà hôm qua giờ chỉ sót lại vài cọng. Kinh nghiệm vụ này tôi chở rơm về trong ngày”.

Đối với người dân miền núi, nuôi bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo. Thế nhưng thời gian qua nắng hạn nên cỏ khô, gốc rạ không còn, rơm không có, bò thiếu thức ăn dẫn đến gầy ốm.

Cánh đồng rộng gần 50ha ở Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bỏ hoang 4 tháng vì không có nước gieo sạ. Ngày nào người dân trong xóm thả bò ăn trên cánh đồng, ăn riết không còn gốc rạ để ăn.

Bà Trần Thị Sáu ở thôn Thạnh Đức giãi bày: “Đàn bò của tôi có 5 con nhưng không có thức ăn nên ốm giơ xương, trông cho cánh đồng Thạnh Thượng (thôn Thạnh Đức) lúa chín, lên đó hỏi người quen mua rơm về cho bò ăn cầm cự, chờ đến tháng mưa có cỏ “thúc” cho bò mập bán kiếm tiền trang trải cuộc sống”.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT Phú Yên, cho biết: “Tình hình nắng hạn đang diễn ra rất gay gắt, nguồn thức ăn gia súc cạn kiệt, sở khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh. Địa phương cần chuyển đổi cây trồng cạn trên các cánh đồng không đủ nguồn nước tưới để mang lại nguôn thu nhập cho nông dân”.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 323


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1279975

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74326946