Giải thích kỹ hơn điều này, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, do chăn nuôi lợn có lãi mấy năm gần đây nên bà con tăng đàn khá nhiều. Cụ thể là từ tháng 6.2013 đến nay, người nuôi luôn có lời. Nhưng việc tăng đàn trong nông hộ chỉ từ 100 - 200 con không đáng gì so với hàng trăm nghìn con mỗi lần của các công ty như Hòa Phát, Hùng Vương, CP…
Xuất bán được lợn với giá tốt lúc này là việc rất khó khăn. Ảnh: T.L
Ông Đoán nói: Các đại gia đầu tư mạnh tay để có nền công nghiệp trong chăn nuôi là việc tốt, nhưng hiện nhà nước cũng chưa có một quy hoạch nào cụ thể để khống chế số lượng lợn cho từng công ty là chỉ được tăng bao nhiêu %. Chính vì thế khi thương lái Trung Quốc ngừng mua hay giảm mua là “vỡ trận”.
Ông Đoán tính, trước nay Trung Quốc thu mua khoảng 40% lượng lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (bình quân 2.000 – 3.000 con/ngày), số còn lại đổ về TP.HCM tiêu thụ. Tuy nhiên, tại TP.HCM đang áp dụng chương trình truy xuất nguồn gốc, không còn thu mua dễ dàng nên áp lực tiêu thụ càng đè nặng lên người nuôi lợn. “Đây là một chương trình rất hay vì đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng phải là các đơn vị lớn, có quy trình hiện đại mới tham gia được. Với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, nhất là khi ngành công nghiệp chế biến còn hạn chế thì trong bối cảnh cung vượt cầu, nông dân chỉ biết ngóng chờ bàn tay chỉ đạo, điều tiết của Chính phủ, bộ ngành liên quan” - ông Đoán đánh giá.
Ông Đoán cũng cho rằng, từ giờ tới tết, nếu Trung Quốc tiếp tục không thu mua, mức giá sẽ còn sụt giảm. Không chỉ tính riêng tới tết mà qua năm 2017 tình hình vẫn còn mờ mịt.
Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn