07:30 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sát cánh cùng ngư dân vươn khơi bám biển - Bài 2

Thứ năm - 01/12/2016 23:59
Xác định là kênh cấp vốn chủ lực cho khu vực tam nông, Agribank đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngư dân, thắp sáng niềm tin cho ngư dân, tạo điều kiện về vốn cho họ phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu trên quê hương thân yêu của mình, cũng như góp phần giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài 2: Tín dụng góp phần tạo sinh kế bền vững 

Vừa trở về nhà sau chuyến đi biển ròng rã 2 tuần trên “tàu 67” - cách gọi thân mật của ngư dân đối với những tàu lớn được hình thành từ nguồn vốn tín dụng của Agribank theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách tín dụng phát triển thủy sản, ngư dân Võ Minh Bình (thôn 4 xã Gio Hải, huyện Gio Linh) cho biết, chuyến này anh thu được khoảng 200 triệu, trừ hết các chi phí cũng lãi được 50 -70 triệu đồng.

Cùng đợt hạ thủy với tàu của gia đình anh Bình (tháng 6/2016) còn có tàu vỏ thép của ông Võ Văn Hữu (khu phố 3 thị trấn Cửa Việt) và ông Nguyễn Văn Hóa (khu phố 6 thị trấn Cửa Việt).

Các tàu vỏ thép được Agribank Quảng Trị cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ

Bên con tàu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất trên địa bàn tỉnh có công suất lên đến 1.200 CV, có 3 khoang chứa cá thể tích gần 300m3, tầm hoạt động 1.500 hải lý, dự trữ nhiên liệu hoạt động trên biển đến 30 ngày, anh Võ Văn Hữu vẫn chưa thể tin rằng mình đang sở hữu con tàu bề thế như vậy. 

“Cả nhà mình, từ đời ông, đời cha cho đến giờ đều theo nghề biển, bám trụ với biển, hiểu rõ đặc điểm của từng vùng biển, từng loài hải sản. Ngày trước nghèo vẫn hoàn nghèo vì không có tiền đóng thuyền lớn để vươn khơi xa. Giờ có chính sách của Nhà nước, được sự động viên, hỗ trợ tích cực của Agribank huyện Gio Linh, tôi đã mạnh dạn vay 16,25 tỷ đồng đóng con tàu vỏ thép, thỏa được ước mơ bao lâu nay. Với sự hỗ trợ trên, chắc chắn chúng tôi sẽ thành công” – anh Hữu tự tin chia sẻ.

Ông Hoàng Minh Thông - Giám đốc Agribank Quảng Trị cho biết, đầu tư cho lĩnh vực kinh tế biển nói chung và ngư dân nói riêng được Agribank xác định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nguồn vốn tín dụng chủ yếu tập trung đầu tư phát triển nghề cá theo hướng vừa hỗ trợ vốn để đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu thuyền, trang bị các phương tiện đánh bắt (lưới rê bùng nhùng, lưới vây, giàn pha xúc, rập…), vừa đầu tư cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu hải sản.

Giai đoạn 2010-2013, ngoài việc cho các hộ ngư dân vay vốn cải hoán, mua sắm ngư lưới cụ, Agribank còn mạnh dạn đầu tư với mức cho vay bình quân 800 triệu đến 1,5 tỷ đồng cho các hộ có nhu cầu đóng mới, nâng cấp tàu thuyền công suất lớn hơn để khai thác có hiệu quả trên các vùng biển xa.

Từ đó, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế vùng biển, từng bước hiện đại hóa nghề cá, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con vùng biển. Quá trình đầu tư của Agribank đã góp phần nâng số lượng đội tàu thuyền của tỉnh lên 2.829 tàu cá, trong đó có 201 tàu đánh bắt xa bờ (công suất từ 90CV trở lên). Sản lượng đánh bắt bình quân hàng năm xấp xỉ 20.000 tấn thủy sản các loại. Nhiều hộ quá trình làm ăn phát triển không những trả hết nợ vay NH, mà còn tích lũy vốn tự có để mở rộng sản xuất và hỗ trợ các hộ dân thiếu vốn khác.

Lãnh đạo Agribank Quảng Trị đánh giá Nghị định 67 thực sự là một “cú hích” cho phát triển kinh tế vùng biển nói chung và hoạt động tín dụng NH nói riêng. Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền có công suất trọng tải lớn, trang bị ngư lưới cụ đồng bộ để khai thác xa bờ, vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho ngư dân, giảm áp lực khai thác vùng bờ, góp phần bảo đảm chủ quyền biển đảo quốc gia.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Agribank đầu tư mạnh cho kinh tế biển. Chính vì vậy, song song với việc tập huấn cho cán bộ tín dụng và tuyên truyền đến người dân, Agribank Quảng Trị đã chỉ đạo các chi nhánh tại địa bàn vùng biển chủ động tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn, bám sát Ban chỉ đạo tại địa phương để khi UBND tỉnh phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, NH triển khai thực hiện ngay.

Ngoài ra, NH còn tổ chức niêm yết công khai điều kiện vay vốn, danh mục hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ và thông báo kết quả cho chủ tàu. Chính nhờ vậy mà Agribank đã đẩy nhanh công tác thẩm định, giải ngân vốn vay.

Tính đến 15/11/2016, Agribank Quảng Trị đã ký Hợp đồng tín dụng với 64 chủ tàu với tổng giá trị 188,2 tỷ đồng. Hiện đã giải ngân 145 tỷ để đóng mới 7 tàu vỏ thép, 4 tàu vỏ gỗ và nâng cấp 53 tàu vỏ gỗ, trong đó số lượng tàu có công suất 400-800CV là 57 tàu, số lượng tàu có công suất trên 800CV là 7 tàu.

Sau sự cố môi trường biển, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cấp, các ngành liên quan không chỉ là hỗ trợ người dân sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, mà còn là làm thế nào để đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài cho ngư dân vùng biển, phát triển kinh tế.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Trị, hầu hết người dân 16 xã vùng biển đều theo nghề khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến hoặc dịch vụ du lịch, hậu cần nghề cá. Toàn tỉnh có 2.829 tàu thuyền, trong đó 93% là tàu thuyền nhỏ chỉ đánh bắt, khai thác thủy hải sản ven bờ. Cơ sở hạ tầng nghề cá còn thiếu và chưa đồng bộ; dịch vụ hậu cần nghề cá mới hình thành và năng lực còn hạn chế.

Khâu chế biến thủy hải sản vẫn chủ yếu là gia công, sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó sản xuất trồng trọt, chăn nuôi chỉ là nghề phụ, ít được đầu tư nên năng suất, sản lượng đạt thấp. Vì vậy, khôi phục sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân ven biển là hết sức khó khăn và cần thời gian dài.

Chính vì thế, bên cạnh những giải pháp trọng tâm để chuyển đổi sinh kế nhằm khôi phục và phát triển sản xuất bền vững cho người dân ven biển như: rà soát quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch; tuyên truyền nâng cao nhận thức và ổn định tâm lý cho ngư dân, tăng cường đào tạo nghề; tập huấn kỹ thuật sản xuất, ứng dụng KHCN; mở rộng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị… thì giải pháp về vốn tín dụng là hết sức quan trọng và cần thiết.

Nguyện vọng của chính quyền địa phương cũng như của ngư dân vùng bị thiệt hại là Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách tín dụng theo Nghị định 67, đồng thời bổ sung thêm đối tượng vay ưu đãi là các chủ tàu cá có nhu cầu cải hoán hoặc đóng mới tàu cá có công suất từ 90CV đến 400CV để tham gia đánh bắt cả xa và trung bờ.   

Ông Hoàng Minh Thông - cho biết, đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung và khu vực kinh tế biển nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, nên cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của NH.

Tuy nhiên, xác định là kênh cấp vốn chủ lực cho khu vực tam nông, Agribank đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngư dân, thắp sáng niềm tin cho ngư dân, tạo điều kiện về vốn cho họ phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu trên quê hương thân yêu của mình, cũng như góp phần giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 257

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 255


Hôm nayHôm nay : 40425

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116417

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65102361