20:12 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sự thật đau lòng: Rau muống VietGAP phải bán với giá rau thường

Thứ năm - 01/11/2018 09:55
Đầu ra cho rau VietGAP trên địa bàn TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Không chỉ người sản xuất không thiết tha mà chính người tiêu dùng cũng không tin tưởng tiêu chuẩn GAP.

Việc kết nối cung - cầu nông sản TP.HCM đặt ra nhiệm vụ cấp bách không chỉ cấp sở, ngành mà các bên liên quan  từ siêu thị, tới HTX và nông dân - phải ngồi với nhau nhiều lần nữa bàn cách giải quyết.

Thiếu lòng tin

 su that dau long: rau muong vietgap phai ban voi gia rau thuong hinh anh 1

Nhiều nông dân chưa yên tâm với mô hình rau VietGAP mà mình đã dày công chăm sóc.  Nguyên Vỹ

Ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM nhận định, để làm tốt khâu đầu ra cho nông dân, HTX có vai trò lớn, phát triển trên cơ sở nội lực. Để tiếp cận các hệ thống phân phối, buộc các bên phải ngồi lại với nhau, cùng thống nhất tiêu chí chung. Các sở, ngành sẽ tiếp tục cùng các bên để tìm hướng tháo gỡ cũng như kiến nghị, bổ sung hoàn chỉnh các chính sách để hỗ trợ tiêu thụ tốt hơn cho người sản xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Chủ tịch HĐQT HTX Xuân Lộc (quận 12) thừa nhận vấn đề sạch và không sạch chưa phân biệt rạch ròi tạo ra thiệt thòi rất lớn cho người sản xuất.

Năm 2016, HTX Xuân Lộc đầu tư gần 2 tỷ đồng sản xuất 3.000m2 rau thủy canh ăn lá đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhưng khi bán qua kênh siêu thị, giá cả rau VietGAP không khác rau thường nên khó mong sớm thu hồi vốn. Từ đó, việc triển khai kỹ thuật cho 500 hộ xã viên cũng khó khăn theo.

Khi quận 12 không còn quy hoạch đất nông nghiệp, HTX Xuân Lộc mở chi nhánh tại huyện Hóc Môn. Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đề nghị Xuân Lộc và các HTX khác góp sức tiêu thụ giúp rau muống nước cho bà con địa phương.

Ông Thành nhẩm tính, sản lượng rau muống nước của xã Nhị Bình mỗi ngày hơn 20 tấn nhưng số lượng thu mua được không quá 5 tấn/ngày, số còn lại bán trôi nổi. HTX Xuân Lộc đứng ra hỗ trợ thu mua và đóng gói không lấy lãi cho rau của nông dân nhưng cũng không giải quyết được.

Ông Thành kể có nông dân nói thẳng với ông rằng, giá thị trường tối đa chỉ 5.000 – 6.000 đồng/kg, đơn vị thu mua cũng mua theo giá đó. Rau VietGAP năng suất không cao, thời gian trồng kéo dài gấp rưỡi so với rau muống thông thường. HTX Xuân Lộc yêu cầu nông dân làm sạch thì sao họ sống được?

“Người ta bảo HTX cứ ngó lơ để làm theo kiểu cũ. Nhưng HTX không thể để rau không sạch dán nhãn của Xuân Lộc. Chúng tôi đành phụ lòng bà con mà chấm dứt hỗ trợ. Đây là một sự thật đau lòng! Diện tích rau muống nước được công nhận VietGAP ở Nhị Bình hiện giờ không còn con số hơn 70ha như thống kê” - ông Thành chua xót.

Bà Nguyễn Thị Hiền (ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) cũng chia sẻ, mô hình rau muống nước VietGAP tạo ra những hiệu quả tích cực, giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất. Thế nhưng sản phẩm VietGAP vẫn còn lẫn lộn với rau thường. Người tiêu dùng chưa có sự phân biệt rõ ràng để đánh giá đúng chất lượng, giá cả.

Số lượng rau sạch vào được siêu thị, cửa hàng có giới hạn, mà đem ra tiêu thụ ở chợ truyền thống chẳng thể bù đắp lại công sức đã bỏ ra. “Người sản xuất chưa thấy quyền lợi từ rau có chứng nhận VietGAP, nông dân chưa thể đứng được trên phương án sản xuất mà mình đã dày công” - bà Hiền phân trần.

Khó từ nhiều phía

Cái khó lớn nhất của nông dân vẫn là chưa có kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững và hiệu quả. Người sản xuất muốn bán sản phẩm giá trị cao. Ngược lại, nhà thu mua cũng đặt yêu cầu để bán được giá trị cao thì sản phẩm phải  “sạch”.

Đại diện hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho rằng, sản phẩm nông nghiệp thường bị ảnh hưởng yếu tố thời vụ, thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa các HTX không đủ sản lượng cung ứng cho Saigon Co.op.

Không chỉ vậy, các HTX còn chậm trong việc tiếp cận, tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, sơ chế sản phẩm, đóng gói, các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ bán hàng thường chậm hơn so với các doanh nghiệp… Hiện nay các HTX đang sản xuất đại trà các sản phẩm thông thường, sản phẩm nông nghiệp ngắn ngày, chưa có các sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là do vùng khí hậu, đất đai hạn chế nên sản phẩm chưa đa dạng. Do đó, việc tiêu thụ cũng khó khăn hơn.

Theo Sở NNPTNT, TP.HCM hiện có 61 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ có 7 HTX tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn, VietGAP. Các doanh nghiệp, HTX đều có mong muốn hợp tác với nhau, góp phần đẩy mạnh sản phẩm nông sản của thành phố đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán hoặc triển khai hợp đồng, các đơn vị gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc, nhất là về giá, phương thức và thời gian giao hàng.

Theo Nguyên Vỹ (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1071748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72754457