11:20 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

THÚC ĐẨY TÍN DỤNG VÀO NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP: “ĐẦU TÀU” AGRIBANK

Chủ nhật - 22/11/2015 06:07
(DĐDN) – Vốn tín dụng dành cho nông, lâm, ngư nghiệp đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, trong đó có một phần vai trò không thể thiếu của Agribank mà không ngân hàng nào vượt qua được .
Đại diện Agribank nhận giải thưởng Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015

Đại diện Agribank nhận giải thưởng Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn tại Hội thảo “Tác động của TPP đối với nông nghiệp Việt Nam” mới đây, nguồn lực cho nông nghiệp được huy động khá hơn trong giai đoạn 2011 – 2015. Cụ thể, tổng vốn nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt trên 610.000 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với 5 năm trước.

Ngành nông nghiệp với công cuộc tái cấu trúc

Kết quả là ngành nông nghiệp trong nước đã có những bước tiến đáng kể, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trước sức ép của nhiều mặt hàng nông sản ngoại đang đổ bộ vào VN. Một loạt các Cty trong nước như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai hay thậm chí là Hòa Phát cũng đã chuyển hướng tập trung vào nông nghiệp.

Có thể nói chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp của VN đã bước đầu thành công, khi thu hút nhiều DN tư nhân tham gia vào tạo ra những chuỗi sản xuất khép kín có ứng dụng công nghệ cao. Nhưng tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ có sự tham gia của các DN và người nông dân. Công bằng mà nói, các ngân hàng cũng đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp. Nếu không có nguồn tín dụng từ các ngân hàng, có lẽ việc huy động vốn cho nông nghiệp sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 21%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng tín dụng chung của nền kinh tế. Cung cấp tín dụng cho nông nghiệp đã trở thành một trong những ưu tiên lớn của nhiều ngân hàng.

Và nỗ lực của Agribank

Khi đề cập về tín dụng nông nghiệp, có lẽ không có ngân hàng nào vượt qua được Agribank. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ, một phần trong chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp, Agribank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước.

Doanh số cho vay theo Nghị định 41 kể từ khi thực hiện đến 30/6/2015 đạt 1.001.306 tỷ đồng, số lượt khách hàng vay vốn là 5.442.170 khách hàng. Dư nợ cho vay theo NÐ 41 đến 30/6/2015 đạt 181.514 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 2.016.348 khách hàng. Agribank đã góp phần đưa dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 30/6/2015 là 426.022 tỷ đồng, tăng so với thời điểm 30/6/2010 (khi bắt đầu triển khai cho vay theo NÐ 41) là 184.979 tỷ đồng.

Là ngân hàng lớn nhất hệ thống với tổng vốn huy động tính đến cuối tháng 6/2015 là 733.606 tỷ đồng, Agribank có lợi thế là mạng lưới giao dịch bao phủ khắp tất cả các huyện trên toàn quốc, gồm 2.300 chi nhánh. Đây là lợi thế mà không có ngân hàng có được trong cuộc đua cung cấp tín dụng cho nông nghiệp với Agribank.

Không giống như nhiều ngân hàng khác, chỉ tập trung phần lớn tín dụng nông nghiệp cho các DN và dự án đầu tư lớn, Agribank thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển đời sống người dân tại khu vực nông thôn và cả ở những vùng sâu, vùng xa… Nói một cách khác, Agribank tham gia sâu vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đến từng người nông dân.

Trong chiến lược của mình, Agribank xác định rõ ba trọng điểm là cho vay xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (NQ 30a) và hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Ðược áp dụng thí điểm từ năm 2010 với 11 xã cho vay xây dựng nông thôn mới, đến 30/6/2015, Agribank đã triển khai nhân rộng đến 8.985 xã trong cả nước, dư nợ đến 30/6/2015 là 233.841 tỷ đồng, toàn bộ số dư nợ này nằm trong dư nợ nông nghiệp, nông thôn. Ðối với cho vay hỗ trợ 62 huyện nghèo theo NQ 30a, tính đến 30/6/2015 dư nợ của Agribank cho lĩnh vực này đạt 2.151 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 53.748 khách hàng. Cùng với đó là việc thực hiện cho vay theo Quyết định 63/2010/QÐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định 65/2011/QÐ-TTg ngày 02/12/2012 và Quyết định 68/2013/QÐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Agribank đã hỗ trợ cho vay 14.079 khách hàng với doanh số cho vay là 3.279 tỷ đồng, số lãi hỗ trợ 278 tỷ đồng, đến nay số khách hàng còn dư nợ là 9.678 khách hàng, dư nợ 2.226 tỷ đồng…

Agribank nhận giải thưởng “Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015”

Đây là giải thưởng nằm trong khuôn khổ diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, xét duyệt qua nhiều vòng, Agribank vinh dự được trao giải thưởng “Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015”.

Giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu” nhằm tôn vinh các ngân hàng có những thành tựu và đóng góp tiêu biểu cho ngành tài chính – ngân hàng nói riêng và phát triển đất nước nói chung trong năm 2015. Giải thưởng “Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015” được trao tặng Agribank, một lần nữa khẳng định ngoài việc giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn VN, Agribank còn luôn thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng qua việc tài trợ công tác an sinh xã hội, hoạt động từ thiện với số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm tại các địa phương trong cả nước. Tính từ khi thành lập (1988) đến cuối năm 2012, tổng số tiền Agribank dành cho an sinh xã hội lên tới trên 1.500 tỷ đồng, năm 2012 là 333 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng, năm 2014 gần 300 tỷ đồng. Năm 2015, Agribank tiếp tục triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội tập trung mạnh mẽ vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà đại đoàn kết…

Song Linh
http://enternews.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 49055

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72844806