08:02 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thích - trồng, chán - bỏ (!?)

Chủ nhật - 13/03/2016 23:36
Hàng chục năm qua, hiện tượng trồng gì, chặt gì theo “tâm lý đám đông” đã để lại nhiều bài học cay đắng cho nông nghiệp Việt Nam. Nhưng chừng đó vẫn không đủ để thức tỉnh bao người nông dân hiện đang chặt cây thế mạnh để chạy theo “mốt” trồng chanh.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều người dân ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và một số vùng lân cận đã hối hả chặt cây cà phê để trồng chanh dây. Lãnh đạo huyện này cho biết, chỉ từ đầu năm 2016 đến nay, diện tích chanh dây đã tăng thêm 50 ha và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Đổi lại, hàng chục hecta cà phê của Mang Yang đã bị đốn hạ. Huyện Mang Yang chỉ là một trong những ví dụ điển hình về việc người dân từ bỏ cà phê - cây loại cây trồng thế mạnh của đất nước, vốn đã mệnh danh là cây tiền tỷ ở Tây Nguyên.

Câu chuyện này cũng đang diễn ra tại những miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây, giá chanh không hạt lên cao ngất ngưởng đã khiến nhiều nông dân chặt nhãn, chôm chôm để chuyển sang trồng giống chanh này. Theo các nhà vườn, với giá chanh ở mức 20.000 đồng/kg, mỗi ha sẽ đem về thu nhập trên 150 triệu đồng.

Thấy “ngon ăn”, hàng loạt nhà vườn ở miền Tây đua nhau tăng diện tích. Long An và Tiền Giang là 2 tỉnh có diện tích trồng chanh dẫn đầu khu vực với gần 5.000 ha mỗi tỉnh. Tại Bình Phước, thời gian qua đã có tới hơn 1.800 ha cao su bị chặt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác như điều, cây ăn trái…

Tuy nhiên, các vùng trồng mới đều có một điểm chung: Đầu ra của các loại trái cây này phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc. Nếu nhìn lại vài năm qua, chuyện thương lái Trung Quốc tranh mua nông sản, đẩy giá lên cao vút rồi đột ngột biến mất, khiến cây và người cùng “ngẩn ngơ” cũng diễn ra hầu hết ở các địa phương kể trên.

Lỗi có thể đổ cho thị trường lên xuống, đổ cho người nông dân chỉ mải làm ăn theo tâm lý “bầy đàn”, nhưng trách sao được khi bà con luôn ở thế “thân cô thế cô”, thiếu “vòng tay” che chở của nhà nước trong bảo đảm quy hoạch; vắng “hơi ấm” sẻ chia của doanh nghiệp.

Cây ngắn ngày bỏ đi không khó, nhưng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chặt rồi trồng bao giờ mới lại? Đầu tháng 3/2016, các nhà sản xuất lốp xe thế giới đã lên tiếng dự báo giá cao su sẽ tăng cao trở lại do thiếu hụt nguồn cung. Lúc đó, nông dân Việt có kịp trồng cây mới và doanh nghiệp có đủ hàng để xuất?


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 84


Hôm nayHôm nay : 11622

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11622

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73058593