14:26 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thiếu nguồn cung, giá cá tra cao kỷ lục chạm mốc 34.000đ/kg

Thứ ba - 29/05/2018 06:10
Đó là ý kiến của một số đại diện doanh nghiệp (DN) đối với thị trường xuất khẩu (XK) cá tra khi liên tiếp từ đầu năm 2018 đến nay, giá cá tra liên tục “phi mã”. Nguồn cung khan hiếm đã khiến giá cá tra liên tiếp bị đẩy lên cao. Mặc dù Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NNPTNT) khuyến nghị người dân cẩn trọng khi mở rộng diện tích nuôi thả, nhưng mức giá hấp dẫn kèm với sự “khan hàng” của sản phẩm cá tra đang khiến người dân không thể bỏ lỡ cơ hội.

Sản lượng tăng 8% vẫn thiếu hụt nguyên liệu

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, 4 tháng đầu năm 2018, tổng diện tích nuôi cá tra của 10 tỉnh trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 2.886ha, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng nuôi đạt hơn 347,1 nghìn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn như: Đồng Tháp: 118,4 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ; An Giang: 98,1 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ; Cần Thơ: 13,2 nghìn tấn, tăng 18,3% so với cùng kỳ. Ngược lại, tại một số địa phương khác như: Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang và Hậu Giang có sản lượng thu hoạch giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2017.

Đầu năm 2018, tình hình sản xuất cá tra tại nhiều địa phương ĐBSCL vẫn đối mặt với việc thiếu cá tra giống và nguồn nguyên thiệu thiếu hụt cho XK. Do đó, kéo theo hệ quả từ năm 2017, đầu năm nay, giá cá tra nguyên liệu tăng liên tục không đỉnh. Cũng theo báo cáo thống kê của Bộ NNPTNT, tháng 1.2018, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL giữ ở mức cao do nguồn cung vẫn ở mức hạn chế. Giá dao động ở mức 27.000 - 29.000đ/kg tùy theo chất lượng, kích cỡ và phương thức thanh toán. Sang tháng 2.2018, thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tiếp tục duy trì ở mức cao, nguồn cung thấp. Giá dao động ở mức 27.000 - 29.000đ/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ và phương thức thanh toán. Có nơi giá được đẩy lên đến 29.000-32.000đ/kg như tại An Giang. Trong tháng 3.2018 tiếp tục nóng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, giá thiết lập mức đỉnh mới, trung bình dao động ở mức 28.000 - 30.000đ/kg, có nơi giá được đẩy lên đến 31.000 - 32.500đ/kg. Như vậy, mức giá cao này đã tăng cao hơn từ 4.000-5.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá cá tra giống cũng đã tăng gấp 2-3 lần, dao động ở mức từ 70.000 - 80.000đ/kg tùy loại do nguồn cung khan hiếm. Tính đến cuối tháng 4.2018, giá cá tra nguyên liệu loại 1 đã tăng lên mức 33.500đ/kg. Đây là mức giá tăng cao kỷ lục chưa từng xảy ra từ trước đến nay. Nhiều DN lo ngại rằng, tại một số thị trường NK lớn tại Châu Mỹ, giá cá tra trung bình xuất khẩu tăng đột biến khiến khách hàng khó chấp nhận và bị cạnh tranh gay gắt hơn với các sản phẩm cá thịt trắng.

Thị trường Trung Quốc vẫn đầy lạc quan

Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tính đến nửa đầu tháng 4.2018, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 122,9 triệu USD, chiếm 23,7% và tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2017. Với kết quả XK này, Trung Quốc vẫn được coi là tâm điểm của nhiều DN XK cá tra Việt Nam trong năm 2018. Nguồn tin từ Vasep cho biết, hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc (sau Nga và Nauy). Nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng tại Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng và ổn định trong thời gian tới, đồng thời, thị phần cho cá tra, basa Việt Nam tại thị trường này vẫn còn không nhỏ. Dự báo, trong các tháng quý I và II.2018, giá trị XK cá tra sang thị trường này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng theo Vasep, trong 4 tháng đầu năm 2018, XK cá tra đạt gần 600 triệu USD, tăng 18% nhờ tăng mạnh sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Colombia. Mặc dù chương trình thanh tra cá da trơn và thuế CBPG tác động đến tình hình XK cá tra sang Mỹ, nhưng XK sang thị trường này vẫn tăng 26% trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng mạnh 43%, Trung Quốc vượt xa Mỹ, chiếm vị trí thị trường NK cá tra lớn nhất với 145 triệu USD, trong khi XK sang Mỹ đạt 108 triệu USD.

Vasep dự báo, XK cá tra sang thị trường này năm nay tiếp tục tăng trưởng cao do nhu cầu nhập khẩu khá tốt, giá đa dạng theo nhiều phân khúc thị trường và loại sản phẩm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là XK sang thị trường Trung Quốc có nhiều bất ổn về phương thức thanh toán. Hơn nữa, trong thời gian qua, việc XK bằng đường tiểu ngạch đã gây ra một số vấn đề đáng lo ngại. Giá xuất khẩu bằng đường chính ngạch cao hơn 1 USD/kg so với các sản phẩm tiểu ngạch. Do đó, Vasep đã có văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT nhanh chóng có chương trình kiểm tra các cơ sở gia công, sơ chế cá tra hiện nay để bảo đảm chất lượng cá tra xuất khẩu. Đồng thời, đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu chiến lược phát triển dài hạn thị trường Trung Quốc và có các chương trình tiếp thị, truyền thông quảng bá sản phẩm cá tra sang thị trường này.

PHONG NGUYỄN/ Lao động
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cá tra

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 422

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 419


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 770970

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70998285