15:32 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thiếu thị trường, xuất khẩu gạo tiếp tục khó khăn

Thứ hai - 29/08/2016 23:06
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 8 vừa qua xuất khẩu gạo tiếp tục gặp bế tắc do không có nhu cầu nhập khẩu gạo mới từ cả thị trường truyền thống và các thị trường khác.
Sự trầm lắng của thị trường và ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi từ thời tiết những tháng qua khiến xuất khẩu gạo trong tháng 8 vẫn tiếp tục khó khăn. (Ảnh:Internet)
Sự trầm lắng của thị trường và ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi từ thời tiết những tháng qua khiến xuất khẩu gạo trong tháng 8 vẫn tiếp tục khó khăn. (Ảnh:Internet)

Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, hiện tại những thị trường lớn nhập khẩu của gạo Việt Nam, đặc biệt tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippin… chưa thấy dấu hiệu về việc có nhu nhập khẩu thêm gạo trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường xuất khẩu gạo cũng đồng loạt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như Malaysia, Singapore và Hoa Kỳ…

Đối với thị trường Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo Việt Nam nhiều nhất với 36% thị phần xuất khẩu gạo, trong thời gian qua nước này tiếp tục quản lý chặt xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch. Chính vì thế, bảy tháng qua xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm tới 21,6% về khối lượng và giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, theo Chương trình giám sát trong Nghị định thư về gạo và cám của Trung Quốc, thì hiện chưa có công ty khử trùng, giám định gạo nào của Việt Nam được phía Trung Quốc công nhận, điều này khiến việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn.

Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 7 tháng qua, cũng khẳng định không nhập khẩu thêm gạo trong năm 2016 do lượng gạo tồn kho trong nước vẫn ở mức an toàn. Trong khi đó, tại thị trường Philippines vừa có thông báo kế hoạch nhập khẩu thêm 250.000 tấn gạo, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía nước này.

Với khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,37 triệu tấn và 1,51 tỷ USD thì xuất khẩu gạo trong tháng 8/2016 cũng như 8 tháng qua đã sụt giảm 16,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Lý giải về việc này, các chuyên gia cho rằng ngoài yếu tố thị trường trầm lắng còn có nguyên nhân nguồn cung hạn chế do những thiệt hại trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn vừa qua. Giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn biến động thất thường. Cụ thể, tại An Giang, giá lúa tươi dao động từ 4.400 – 4.700 đồng/kg; Bạc Liêu có giá lúa dao động từ 6.400 – 6.700 đồng/kg; Kiên Giang có giá dao động khoảng 5.500 – 5.700 đồng/kg.

Thanh Tân/congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1025554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65011498