17:28 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thịt ngoại nhập rẻ bằng nửa hàng nội

Thứ tư - 01/07/2015 04:00
Nhiều sản phẩm nhập khẩu có giá rẻ hơn hàng Việt 5.000 - 20.000 đồng/kg, thậm chí tới 50%. Giữa tháng 5, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép 106 doanh nghiệp, đơn vị chế biến sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm đủ điều kiện được nhập khẩu vào Việt Nam, các loại thịt và phụ phẩm từ thịt của nước ngoài hiện diện trên thị trường rõ nét hơn, len lỏi vào cả chợ lẫn siêu thị.
Khảo sát của VnExpress tại các chợ và siêu thị TP HCM cho thấy, giá thịt, chân, cánh gà, bò của nước ngoài đang rẻ hơn hàng Việt khá nhiều.
 
Tại hệ thống siêu thị Metro, chân gà Việt Nam có giá 60.000 đồng/kg thì chân gà Brazil chỉ 44.900 đồng, rẻ hơn tới15.000 đồng. Còn tại chợ, chân gà nhập khẩu xuống mức 35.000 - 40.000 đồng/kg, trong khi chân gà công nghiệp Việt Nam tới 65.000 đồng, chân gà ta gần 100.000 đồng/kg
 
Còn với cánh gà nhập khẩu, giá đóng gói 78.900 đồng/kg, rẻ hơn cánh gà trong nước 6.000 đồng. Riêng đùi gà góc tư xuất xứ Mỹ có giá 33.900 đồng/kg thì gà Việt lên tới trên 45.000 đồng. Đùi tỏi gà nhập khẩu từ Mỹ 42.900 đồng, rẻ hơn đùi gà Việt 5.000 đồng, tuy nhiên, nếu thị trường biến động đùi gà nội có giá lên tới 70.000 - 80.000 đồng/kg
 
Thực phẩm nhập khẩu tràn lan siêu thị ở Việt Nam. Ảnh: Thi Hà.

Chủ một cửa hàng cung cấp thực phẩm nhập khẩu ở TP HCM tiết lộ, mức giá thịt nhập khẩu được bán tại siêu thị vẫn còn cao hơn nhiều so với các đầu mối ở ngoài. Tại công ty ông, giá rẻ hơn 10-20%, thậm chí có những sản phẩm chỉ còn nửa giá, chẳng hạn như đùi gà góc tư, tỏi gà đông lạnh nhập khẩu có thời điểm chỉ 25.000 đồng/kg, được khá nhiều nhà hàng, quán ăn đặt mua với số lượng lớn.
 
“Sản phẩm của nước ngoài được sản xuất hàng loạt nên giá khá ổn định, còn hàng Việt đôi khi tăng giá đột biến, nếu có dịch bệnh thì nguồn cung ít nên nhu cầu thịt nhập khẩu lại tăng cao”, vị này cho biết. 
 
Không chỉ giá các loại thịt gà lép vế so với hàng ngoại, ngay cả sản phẩm thịt heo ngoại cũng có mức chênh lệch hấp dẫn.
 
Cụ thể, khoanh giò heo Tây Ban Nha có giá 55.900 đồng/kg, rẻ hơn hàng Việt 10.000 - 15.000 đồng/kg; sườn sụn heo nhập khẩu từ Pháp 84.500 đồng/kg, trong khi đó sườn Việt lên tới 110.000 - 130.000 đồng. Tim heo có giá59.900 đồng/kg, rẻ hơn hàng Việt tới một nửa…
 
Tại công ty nhập khẩu thịt ở quận Gò Vấp (TP HCM), giá thịt heo còn thấp hơn siêu thị tới 10.000 đồng/kg. Điển hình là sườn heo chỉ còn 75.000 đồng/kg, dựng heo 45.000 đồng
 
Cùng với gà, heo thì nay các sản phẩm thịt bò Australia, Mỹ cũng ngập tràn siêu thị với đủ các loại từ xương đến thịt. Nhiều siêu thị còn dành riêng một hệ thống để trưng bày sản phẩm bò nhập khẩu.
 
Thống kê quý I của Tổng cục Hải quan cho thấy, thịt heo nhập khẩu đạt 971 tấn, tăng 24,7% về lượng và 63,5%về giá trị. Thịt gà nhập 34.000 tấn, tăng 45,7% về lượng và 22,8% về giá trị. Riêng thịt trâu bò không xương và có xương nhập khẩu lần lượt là 199 và 8.405 tấn, tăng 24% và 40,8%.
 
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam thừa nhận, sản phẩm ngoại đang lấn át hàng Việt về giá. Tuy nhiên, đa phần các sản phẩm này kém tươi hơn so với hàng Việt Nam. Riêng một số loại thuộc nhóm phụ phẩm như: chân gà, cánh gà hay tim, lòng gà, heo, bò thì do các nước Mỹ, châu Âu gần như không tiêu thụ nên họ bán khá rẻ cho các nước muốn nhập khẩu, thậm chí có những sản phẩm đã gần hết hạn sử dụng bán với giá gần như cho.
 
“Việt Nam là nước mà người tiêu dùng rất thích ăn các sản phẩm phụ phẩm như tim, lòng, chân, cánh của gia cầm và gia súc. Trong khi đó, nhu cầu trong nước không đáp ứng đủ nên các doanh nghiệp ra sức nhập khẩu. Việc quýI, nhóm thịt gà nhập khẩu tăng đột biến là do sản phẩm phụ phẩm được nhập về chiếm đa số”, ông Trúc giải thích.
 
Ông Trúc cũng khuyên, người tiêu dùng Việt Nam trước khi mua hàng nhập khẩu nên chú ý đến thời gian nhập khẩu cũng như nhóm hàng ưa chuộng. Bởi lẽ, nếu cứ chăm chăm vào giá rẻ, dễ mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, thậm chí đã quá hạn.
 
Theo khảo sát của Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ, thịt gà nhập từ Mỹ bán trên thị trường TP HCM với giá nhập 19.000 đồng/kg, bán ra 23.000 đồng. Còn giá gà lông thấp nhất của Việt Nam về đến nhà máy giết mổ phải là 27.000 đồng/kg, giết mổ xong (tỷ lệ thu hồi thịt 75%) cộng với phí thú y thành 37.000 đồng/kg. Bò nhập từ Australia có giá bán thấp hơn bò nội 50.000 đồng/kg.

Theo ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ, nguyên nhân khiến giá thành thịt của Việt Nam cao do doanh nghiệp phải nộp quá nhiều loại phí về chăn nuôi, giết mổ.

Cụ thể, ngay từ khi nhập khẩu gà giống bố mẹ về nuôi sinh sản, các công ty đã phải bỏ ra khoảng50 triệu đồng một lô cho giấy phép nhập khẩu, cộng thêm phí sân bay, lưu kho vận chuyển... khoảng50 triệu đồng nữa. 

Tiếp đến khi người chăn nuôi mua gà từ các doanh nghiệp sẽ phải chịu các khoản phí như: giấy kiểm dịch xuất tỉnh 30.000 đồng một tờ (nội tỉnh 5.000 đồng một tờ), phí theo đầu con là 50 đồngmột con, phí niêm phong 1.500 đồng một cái. 

Gian đoạn cuối, khi gà được bán, người nuôi và đơn vị kinh doanh phải đóng thêm một lần phí là kiểm dịch khoảng 30.000 đồng một tờ nếu xuất tỉnh, nội tỉnh 5.000 đồng một tờ) cộng với phí trên đầu gà là 100 đồng một con, phí tiêu độc sát trùng 43.500 đồng một xe. Khi về đến nhà máy, công ty phải đóng thêm 200 đồng một con cho phí kiểm dịch giết mổ.
 
Thi Hà (vnexpress)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 314


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 919859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64905803