Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) đã dự báo lượng gạo giao dịch trên thế giới năm 2014 đạt mức kỷ lục 40 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2013. Nguyên nhân do tăng nhập khẩu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia và Philippines, cũng như các quốc gia châu Phi. Sản lượng lúa gạo thế giới dự kiến sẽ đạt 476 triệu tấn vào niên vụ 2013-14, tăng 1% so với niên vụ trước, do tăng năng suất ở Pakistan, Brazil, Philippines, Bangladesh và Indonesia. Gạo tồn trữ thế giới năm 2014 dự kiến sẽ giảm xuống còn 109 triệu tấn so với 110 triệu tấn năm 2013.
1. Thái Lan
Gạo Thái Lan 5% tấm giao vào đầu tháng 8 giá 450 USD/tấn so với giá cuối tháng 7 là 435 USD/tấn. Ngân hàng Thế giới cho rằng giá gạo 5% tấm của Thái Lan sẽ giảm liên tục trong 11 năm tới, ngay cả khi chính phủ Thái Lan không giải phóng kho gạo tồn trữ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm nay Thái Lan sẽ xuất được 9 triệu tấn gạo, tăng 34% so với năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm Thái Lan đã xuất được 4,68 triệu tấn gạo, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2013.
Sản lượng lúa Thái Lan ước đạt 38,8 triệu tấn (tương đương 26 triệu tấn lúa) trong niên vụ 2014-15, gần với sản lượng 38,79 triệu tấn của niên vụ 2013-14 . Trong khi đó, Chủ tịch của Hiệp hội gạo Thái Lan cho biết, sản lượng lúa năm nay sẽ đạt mức thấp nhất kể từ năm 2009 (sản lượng lúc đó chỉ có 32,4 triệu tấn lúa) do hạn hán và không có chính sách khuyến khích nông dân trồng lúa, chỉ có 30,5 triệu tấn lúa
Mặt khác, Bộ Thương mại Thái Lan đang có kế hoạch tổ chức một loạt các cuộc bán đấu giá khoảng 200.000 - 500.000 tấn gạo giữa tháng 8 đến 9 /2014, sau khi kết thúc quá trình kiểm tra gạo dự trữ vào đầu tháng 8. Bộ đảm bảo gạo tồn kho vẫn giữ chất lượng tốt để xuất khẩu. Tuy nhiên trong phiên đấu giá 167.000 tấn gạo tồn kho ngày 7/8/2014, 40 doanh nghiệp xay xát, xuất khẩu và tiêu thụ gạo nội địa đều trả thấp hơn thị trường 5-15 USD/tấn nên không bán được.
Thái Lan đang lên kế hoạch đàm phán thuyết phục Trung Quốc mua thêm một triệu tấn gạo (từ vụ thu hoạch mới sẽ bắt đầu từ tháng Mười) dưới hình thức chính phủ với chính phủ (G-2-G). Trung Quốc đã mua 1triệu tấn gạo Thái Lan theo một thỏa thuận G-2-G vào tháng 3/2014 và 100.000 tấn đã được vận chuyển.
Chính phủ Thái Lan xây dựng 5 chiến lược phát triển sản xuất lúa: (1) tăng cường xúc tiến thương mại; (2) áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại; (3) khuyến khích phát triển loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thay thế cho lúa; (4) tập trung vào chất lượng giống; (5) tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh gạo không có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ dự kiến chi 20 tỷ Baht/ năm ( 21 triệu USD/năm hay 445 tỷ đồng/năm) để phát triển một ngành công nghiệp sản xuất lúa bền vững. Bộ Thương mại Thái Lan và doanh nhân xuất khẩu gạo lên kế hoạch để giành lại thị phần của những nước nhập khẩu gạo lớn như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Philippines.
2. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm giao vào đầu tháng 8 giá 440 USD/tấn, không đổi so với tháng 7 nhưng tăng 1% so với tháng 6 và giảm 1% so với một năm trước đây. Giá gạo bán sĩ ở Ấn Độ tăng lên hàng tháng, hiện giá 543 USD/tấn (11.503 đồng/kg) vào tháng 7/2014, tăng 12% so với 483 USD/tấn (10.232 đồng/kg) tháng 6/2014, và tăng 22% so với 452 USD/tấn (9.575 đồng/kg) vào tháng 7/2013.
Ấn Độ dự kiến sẽ đạt sản lượng 157,5 triệu tấn lúa (tương đương 106,29 triệu tấn gạo) trong năm 2014, giảm 1% so với năm 2013 do tác động của El Nino. Mưa đến muộn vào cuối tháng bảy ở miền đông bang Maharashtra của Ấn Độ và những bang kế cận như Karnataka, Andhra Pradesh, Madhya Pradesh.
Tính đến ngày 01/8/2014, vụ mùa lúa chính (gieo tháng 6, thu hoạch vào tháng 10) ở Ấn Độ đã đạt 22,156 triệu ha, giảm 7% so với năm 2013. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp đã khuyến cáo chính quyền tiểu bang có kế hoạch dự phòng để giảm thiểu ảnh hưởng của El Nino. Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cho chính quyền tiểu bang không nâng mức hỗ trợ giá tối thiểu (MSP).
Xuất khẩu gạo thơm basmati của Ấn Độ sang Mỹ dự kiến sẽ tăng khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã nới lỏng dư lượng thuốc trừ nấm tricyclazole trong gạo basmati của Ấn Độ ở mức 3 phần triệu (ppm).
Mặt khác, Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đã phát hiện ra một con đường mới - từ thành phố ven biển phía nam của thành phố Visakhapatnam đến đông bắc Agartala Via Bangladesh - để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển bằng gần một nửa so với vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt truyền thống.
3. Việt Nam
Gạo Việt Nam 5% tấm giao vào đầu tháng 7 giá 450 USD/tấn, so với 470 USD/tấn vào cuối tháng 7, tăng 15% so với tháng 6 và tăng 18% so với năm 2013. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tăng giá tối thiểu gạo 25% đến 410 USD/tấn, tăng 9% so với giá cũ 375 USD/tấn. Giá tối thiểu mới đã có hiệu lực từ 28/7/2014.
Vietnam xuất khẩu khoảng 3,62 triệu tấn gạo từ tháng 1-7/2014, giảm 12% so với 4,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013. Mặt khác, Indonesia đã ký hợp đồng nhập khẩu khoảng 50.000 tấn gạo với giá 6.000 Rp/kg (510 USD/tấn hay 10.784 đồng/kg) với tổng số tiền 25,8 triệu USD.
Nông dân Việt Nam than phiền Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã không đưa ra dự báo chính xác về tình hình lương thực thế giới. Khi trong tháng 7 xuất khẩu gạo thuận lợi, được giá thì nông dân đã bán hết lúa. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất gạo cũng chỉ trích VFA là hạn chế, chứ không phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ kinh doanh xuất khẩu. VFA đặc biệt khuyến khích các nhà xuất khẩu bán gạo cho Indonesia, Malaysia và Philippines , thông qua thỏa thuận giữa 2 chính phủ (G2G). Họ cho rằng bị thiệt hại trong vài tháng qua do giá gạo trong nước cao hơn giá xuất, lại phải chở gạo đến địa điểm theo quy định của VFA. Trong khi đó, các chuyên gia lúa gạo Việt Nam đang cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng gạo, phát triển mô hình liên kết sản xuất, phân phối và xuất khẩu nhằm đảm bảo giá cả hợp lý cho nông dân trồng lúa.
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo trong năm 2014, tăng 5% so với năm 2013. FAO cũng dự báo Việt Nam đạt sản lượng 44,5 triệu tấn lúa đến Việt Nam, tăng nhẹ so với 43,859 triệu tấn năm 2013.
4. Pakistan
Gạo Pakistan 5% tấm giao vào đầu tháng 8 giá 450 USD/tấn so với cuối tháng 7 giá 440 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 6, và tăng 4% so với một năm trước đây. Pakistan dự kiến sẽ đạt sản lượng khoảng 7,1 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14 (7/2013-6/204) trên diện tích 2,879 triệu ha với năng suất 2,5 tấn/ha. Trong khi đó, Pakistan đã xuất khẩu được 3,16 triệu tấn gạo giảm 7% so với năm 2013.
Mặt khác, Pakistan đang có kế hoạch tăng cường hơn nữa mối quan hệ xuất khẩu sang Trung Quốc. Xuất khẩu gạo của Pakistan sang Trung Quốc tăng 244% trong 2 năm qua. Pakistan có thể xuất khẩu được 3,75 triệu tấn gạo sang Trung Quốc nếu cải thiện năng suất lúa bằng cách áp dụng các giống lúa lai và kỹ thuật sản xuất mới. Iran cũng là bạn hàng thân thiết của Pakistan vì không bị ràng buột bởi các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran.
5. Campuchia
Gạo Campuchia 5% tấm giao vào cuối tháng 7 giá 455 USD/tấn, tăng 2% so với tháng 6. Campuchia đã xuất khẩu được 177.928 tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng 1% so với 175.959 tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm 2013.
6. Trung Quốc
Cung ứng hạt giống lúa lai của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 430.000 tấn trong niên vụ 2013-14 (tháng 7/2013-6/2014), tăng 32% so với 325.000 tấn trong năm trước đó. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng giống lúa lai 2013 đạt 290.000 tấn, giảm 16% so với 250.000 tấn năm 2012 do giảm diện tích. Trung Quốc hỗ trợ tổ chức hội thảo về sản xuất lúa lai cho Bộ Nông nghiệp Fiji để giúp tăng sản lượng lúa của nước này và cắt giảm nhập khẩu gạo. Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng gạo của Myanmar. Hiện nay, hầu hết các gạo từ Myanmar được xuất khẩu sang Trung Quốc qua biên giới không chính thức. Mặt khác, gạo biến đổi gen (GM) được tìm thấy trong các siêu thị của Trung Quốc, trong khi chính phủ của Trung Quốc chưa chấp thuận cho trồng và tiêu thụ giống lúa biến đổi gene.
7. Philippines
Giá gạo ở Philippines đã tăng đến mức kỷ lục trong thời gian 6 tháng đầu năm 2014, cao nhất kể từ tháng 201. Giá bán gạo trắng bóng tăng 18% trong 6 tháng đầu năm và gạo trắng thường tăng 20% trong 6 tháng đầu 2014. Chính phủ Philippines từ bỏ mục tiêu 100% tự túc lúa gạo vào năm 2016, hạ xuống còn 90 đến 95% và nhập khẩu phần còn lại.
Vào giữa tháng 7, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippines đã quyết định nhập thêm 200.000 tấn gạo, vượt trội so với kế hoạch ban đầu 800.000 tấn gạo được nhập khẩu từ Việt Nam giữa tháng 5 và tháng 8 năm 2014 cũng như sau đó thêm 200.000 tấn nhập khẩu từ Việt Nam. Sau đó, NFA đã được phê duyệt nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong năm nay để bổ sung kho dự trữ gạo của nước này giảm mạnh sau cơn bão "Glenda".
Trong khi đó, cựu Thứ trưởng của Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) phản đối kế hoạch của chính phủ nhập khẩu thêm 500.000 so với kế hoạch ban đầu là 800.000 tấn. Ông cho biết kế hoạch này ảnh hưởng đến sản xuất lúa của địa phương. Tổng thống Philippines, Benigno Aquino, đã tuyên bố vào cuối tháng Bảy rằng NFA đã được ủy quyền nhập khẩu gạo trong những lúc cần thiết.
Chính phủ Philippines cũng dự tính loại bỏ hỗ trợ giá mua lúa cho nông dân theo hình thức đấu thầu của NFA và thay bằng hỗ trợ nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất lúa.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Philippines nhập khẩu khoảng 1,45 triệu tấn gạo trong niên vụ 2013-14 (tháng 7 /2013 – 6/2014), tăng 3,5% so với khoảng 1,4 triệu tấn nhập khẩu trong năm niên vụ 2012-13 . Mặt khác, các chuyên gia ngành lúa gạo kêu gọi chính phủ Philippines tăng ngân sách cho nghiên cứu lúa và phát triển (R & D) ngang bằng với ngân sách R & D của các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia, để nâng sản lượng lúa. Philippines dự kiến sẽ đạt sản lượng 11,813 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14, tăng 3% so với năm 2013. Tính đến ngày 01/6/2014, tổng số gạo dự trữ trong Philippines đạt 2,306 triệu tấn, giảm 0,3% so với năm 201,3 đủ để dùng trong 68 ngày.
Vào ngày 27/8/2014, Philippines sẽ tổ chức đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo 25% tấm. Các nhà xuất khẩu Campuchia quyết tâm thắng lô hàng này
8. Indonesia
Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết sản lượng lúa dự kiến đạt 69,8 triệu tấn, giảm 2% so với 71,28 triệu tấn năm năm 2013. Trong khi đó, FAO dự báo sản lượng lúa của Indonesia năm 2014 đạt 69,87 triệu tấn (tương đương 44,42 triệu tấn gạo), giảm 2% so với khoảng 71,28 triệu tấn (tương đương 45,26 triệu tấn gạo) năm 2013.
FAO dự đoán Indonesia nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong năm 2014, tăng 70% so với năm 2013, dựa trên chính sách của chính phủ về đảm bảo gạo tồn trữ thích hợp để ngăn chặn những hậu quả của một hiệu ứng El Nino. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã dự báo Indonesia nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn gạo năm 2014 , tăng gấp đôi so với 650.000 tấn nhập khẩu 2013, do lo ngại El Nino làm sản lượng lúa trong nước giảm .
Nguyễn Phước Tuyên
Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn