Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 14/11/2015 so với ngày 7/11/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | ||||
7/11/15 | 14/11/15 | 7/11/15 | 14/11/15 | 7/11/15 | 14/11/15 | 7/11/15 | 14/11/15 | 14/11/15 | |
Gạo 5% | 360-370 | 365-375 | 370-380 | 370-380 | 345-355 | 345-355 | 315-325 | 315-325 | 415-425 |
Gạo 25% | 345-355 | 345-355 | 355-365 | 355-365 | 325-335 | 325-335 | 285-295 | 290-300 | 400-410 |
Gạo đồ | 350-360 | 355-365 |
|
| 340-350 | 340-350 | 405-415 | 405-415 |
|
Gạo thơm | 785-795 | 785-795 | 465-475 | 460-470 |
|
|
|
| 830-840 |
Tấm | 320-330 | 325-335 | 330-340 | 335-345 | 285-295 | 285-295 | 275-285 | 280-290 | 355-365 |
1. Thái Lan
Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, xuống 5 USD/tấn so với tháng 10/2015, và giảm 50 USD/tấn so với năm 2014. Chính phủ khuyến cáo nông dân trồng lúa ở các tỉnh miền Trung trồng khoai môn thay vì lúa mùa này do thiếu nước trong lưu vực sông Chao Phraya. Khoai môn hiện được bán với giá trung bình 25.000 baht/tấn (694 USD/tấn hay 15549 đồng/kg), so với giá lúa chỉ có 6.500 baht/tấn (180 USD/tấn hay 4.035 đồng/kg). Hạn hán kéo dài có khả năng làm giảm sản lượng lúa Thái Lan còn 22,98 triệu tấn niên vụ 2015-16, giảm 30% so với 32,62 triệu tấn năm ngoái.
Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan hy vọng sẽ xuất khẩu 9,5-10,00 triệu tấn gạo năm 2016 do nhận được đặt hàng qua hợp đồng của chính phủ Philippines và Trung Quốc. Tình trạng hạn hán kéo dài đã khiến nhiều nước nhập khẩu thêm gạo và là một cơ hội tốt cho xuất khẩu gạo Thái Lan và giá cả. Chính phủ tăng xuất gạo sang Iran, Singapore và Hồng Kông
2. Việt Nam
Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 375 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 20 USD/tấn so với tháng 10/2015, và giảm 50 USD/tấn so với năm 2014.
Xuất khẩu gạo từ Việt Nam tăng mạnh trong tháng 10 sau suy giảm 3 tháng trước. Sự gia tăng là do nhu cầu tăng lên từ Philippines và Indonesia. Mặc dù có tăng, tổng lượng gạo xuất khẩu vẫn thấp hơn năm 2014.
Việt Nam xuất khẩu 687.663 tấn gạo tháng 10/2015, tăng 29% so với 532.267 tấn gạo xuất khẩu tháng 9/2015, và tăng 20% so với 570.769 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 10/2014. Giá xuất khẩu trong tháng 10 là 391,9 USD/tấn, giảm 3,5% USD/tấn so với tháng 10/2015 và giảm 16% so với năm 2014. Việt Nam xuất khẩu 5,036 triệu tấn gạo trong 10 tháng đầu năm 2015, giảm 6% so với 5,374 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 10i tháng đầu năm 2014
Mô hình cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013 đ bắt đầu cho thấy có hiệu quả, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo. Mô hình này khuyến khích hợp tác và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong đó có lúa gạo, đã vượt qua 550.000 ha. Một số công ty đã ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với nông dân theo mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định cho đầu vào sản xuất cũng như một nguồn thu nhập ổn định cho cả hai. Mô hình này khuyến khích nông dân liên kết sản xuất nhằm tăng năng sruất và giảm chi phí. Một số chuyên gia lưu ý rằng mô hình còn một số hạn chế như thiếu vốn để phát triển các lĩnh vực quy mô lớn, thủ tục để được hỗ trợ rườm rà cũng như cơ sở hạ tầng yếu kém. Một số chuyên gia lưu ý rằng mô hình hữu ích hơn cho gạo và không cho các cây trồng khác
3. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 350 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 10/2015, và giảm 65 USD/tấn so với năm 2014. Trong nỗ lực vượt qua lệnh hạn chế nhập khẩu gạo Basmati của Iran. Gạo Basmati Ấn Độ đang được vận chuyển qua United Arab Emirates và sau đó vào Iran.
4. Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Trung Quốc nhập khẩu 4,7 triệu tấn gạo niên vụ 2015-16 (Tháng 7/2015-6/2016), tăng 9% so với 4,315 triệu tấn nhập khẩu niên vụ 2014-15 do giá lúa gạo trong nước cao. Trung Quốc chủ yếu là nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan do giáp biên giới. Tuy nhiên, Pakistan cũng đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, và gạo nhập khẩu của Trung Quốc từ Paksitan cũng tăng lên đáng kể năm 2015. Trung Quốc vẫn chưa cấp quyền gạo Mỹ. Hai nước đang làm việc thiết lập các quy tắc kiểm soát kiểm dịch thực vật để cho phép Mỹ gạo sang Trung Quốc.
Mỹ dự báo sản lượng lúa niên vụ 2015-16 Trung Quốc giảm xuống còn 206 triệu tấn, so với ước tính 206,429 triệu tấn niên vụ 2014-15 và so với ước tính chính thức của USDA là 207,857 triệu tấn do khả năng suy giảm năng suất. Hạn hán và lũ lụt ở các vùng trồng lúa ở miền nam và miền trung Trung Quốc có thể sẽ làm giảm sản lượng trong niên vụ 2015-16.
Chính phủ đã quyết định tiếp tục mua lúa hạt dài (indica) giá 2.700 RMB/tấn (423 USD/tấn hay 9.483 đồng/kg và lúa hạt tròn (japonica) giá 3.100 RMB/tấn (486 USD/tấn hay 10.850 đồng/kg) năm 2015. Thời gian thu mua chính phủ bắt đầu vào ngày 10/10/2015 cho đến ngày 29/2/2016.
Tiêu thụ gạo niên vụ 2015-16 của Trung Quốc 150 triệu tấn, giảm so với ước tính chính thức của USDA là 151 triệu tấn do giá cao, chất lượng gạo dự trữ thấp và thay đổi mô hình tiêu thụ. Dựa trên báo cáo từ Trung tâm Thông tin và hạt quốc gia dầu Trung Quốc (CNGOIC), gạo dùng làm thực phẩm, nhu cầu công nghiệp và thức ăn chăn nuôi sẽ giảm lần lượt 2%, 9% và 4% trong niên vụ 2015-16.
5. Philippines
Sản lượng lúa quý III/2015 của Philippines đạt 2,55 triệu tấn, giảm 15,7% so với 3.027 triệu tấn cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân do hạn hán El Nino. Sản lượng lúa trong 9 tháng đầu năm 2015 đã đạt 10,875 triệu tấn, giảm 4,7% so với 11,407 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Giá lúa tại ruộng đã giảm còn 17,5 peso/kg (371 USD/tấn hay 8.316 đồng/kg) trong 9 tháng đầu năm, giảm 13,4% so với 20,21 peso /kg (429 USD/tấn hay 9.617 đồng/kg) cùng kỳ năm ngoái.
6. Bangladesh
Chính phủ Bangladesh có kế hoạch nhập khẩu 200.000 tấn gạo năm từ giữa tháng 12/2015 đến tháng 3/2016. Trong khi đó, chính phủ dự kiến sẽ tăng thuế nhập khẩu đối gạo hiện ở mức 10% để hạn chế nhập khẩu qua biên giới Ấn Độ tăng.
Chính phủ đã ấn định giá thu mua gạo 388,5 USD/tấn (8700 đồng/kg(. Chi phí sản xuất lúa 232 USD/tấn (5.200 đồng/kg) và qui ra gạo 357 USD/tấn (8.003 đồng/kg). Chi phí sản xuất tăng 2,67% so với năm ngoái, chủ yếu do tăng giá hạt giống, công lao động và các chi phí xay xát.
7. Hàn Quốc
Sản lượng lúa gạo của Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất trong sáu năm qua do tăng năng suất. Theo số liệu Cục thống kê Hàn Quốc, sản lượng gạo của Hàn Quốc năm 2015 đạt 4,32 triệu tấn, tăng 2% so với 4,24 triệu tấn năm 2014. Năng suất đã tăng 4,2% đạt 5,42 tấn/ha so với 5,2 tấn/ha năm ngoái
Kho dự trữ gạo Hàn Quốc vào cuối tháng 10/2015 đã đạt 1,36 triệu tấn, tăng 58% so với 860.000 tấn trong cùng kỳ năm ngoái, và 70% hay tương đương 560.000 tấn cao hơn mức cần thiết của xung quanh 800.000 tấn. Sự gia tăng này do tăng sản lượng gạo trong nước và giảm dùng gạo. Tiêu dùng gạo của nước này đã giảm 19% xuống còn 65,1 kg năm 2014 so với 80,7 kg năm 2005. Chính phủ đang lo ngại rằng mức tồn kho gạo tăng có thể dẫn đến chi phí bảo dưỡng cao hơn, bình quân mất 31,60 tỷ won (27,36 triệu USD) hàng năm để lưu trữ và duy trì 100.000 tấn gạo dự trữ. Chính phủ đang tìm giải pháp giải phóng số gạo này như phát triển ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, tìm thị trường xuất khẩu, và các chương trình viện trợ nước ngoài trong đó có Bắc Triều Tiên
8. Campuchia
Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 420 USD/tấn, không thay đổi so với một tuần trước và tháng 10/2015, và giảm 40 USD/tấn so với năm 2014.
Năng suất lúa lúa mùa mưa của Campuchia dự kiến sẽ giảm nhẹ so với năm ngoái do hạn hán nhưng sự suy giảm này không tác động đến xuất khẩu. Việc thu hoạch vụ lúa mùa mưa sẽ kết thúc trong tháng này trên 2,55 triệu ha đất, 99,53% của mục tiêu 2,56 triệu ha. Năng suất dự kiến 3 tấn/ha. Thiệt hại 2.455 ha do hạn hán năm nay không phải là một vấn đề. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu
Một số nông dân đang tiếp tục xuống giống lúa vào mùa khô mặc dù năng suất và giá thấp hơn. Giá lúa đã giảm xuống 50 USD/tấn năm nay so với 300 USD/tấn (6.725 đồng/kg) năm ngoái. Chính phủ khuyến khích nông dân xuống giống lúa trong mùa khô để bù đắp thiệt hại lúa vụ mùa mưa.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo Campuchia đạt 4,7 triệu tấn gạo năm 2015, giảm so với ước tính 4,725 triệu tấn 2014. Campuchia xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo (trong đó xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Việt Nam và Thái Lan qua biên giới) vào năm 2015, tăng so với 1 triệu tấn vào năm 2014.
9. Nước khác
Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 320 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 10 USD/tấn so với tháng 10/2015, và giảm 80 USD/tấn so với năm 2014.
Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 500 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước và tháng 10/2015, tăng 45 USD/tấn so với năm 2014.
Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 410 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước và giảm 5 USD/tấn so với tháng 10/2015. Xuất khẩu gạo của Myanmar giảm mạnh trong 6 tháng đầu niên vụ 2015-16 (tháng 3/2015-4/2016) do lệnh cấm tạm thời xuất khẩu gạo nhằm tránh giá gạo tăng và tăng gạo dự trữ sau trận lũ tàn phá vào tháng 8/2015. Myanmar đã xuất khẩu 507.624 tấn gạo trong thời gian 1/4- 9/102015, giảm 23% so với 657.624 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm ngoái. Myanmar xuất khẩu gạo sang 43 quốc gia và Trung Quốc vẫn là nước mua lớn nhất. Trung Quốc chiếm 83% lượng gạo xuất khẩu của Myanmar, đạt 422.044 tấn.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn