Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 21/3/2015 so với ngày 14/3/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | |||||
14/3/2015 | 21/3/2015 | 14/3/2015 | 21/3/2015 | 14/3/2015 | 21/3/2015 | 14/3/2015 | 21/3/2015 | 21/3/2015 | ||
Gạo 5% | 405-415 | 400-410 | 365-375 | 355-365 | 390-400 | 390-400 | 350-360 | 345-355 | 425-435 | |
Gạo 25% | 370-380 | 370-380 | 340-350 | 340-350 | 360-370 | 360-370 | 315-325 | 310-320 | 410-420 | |
Gạo đồ | 400-410 | 385-395 |
|
| 380-390 | 380-390 | 395-405 | 380-390 |
| |
Tấm | 320-330 | 320-330 | 305-315 | 305-315 | 275-285 | 275-285 | 290-300 | 280-290 | 345-355 | |
Gạo thơm | 895-905 | 890-900 | 455-465 | 455-465 |
|
|
|
| 790-800 | |
Gạo Thái Lan 5% tấm giá 385 - 395 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam 30 USD/tấn giá 355 - 365 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm giá 390 - 400 USD/tấn,cao hơn gạo Pakistan 45 USD/tấn giá 345 - 355 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm giá 370 - 380 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 30 USD/tấn giá 340- 350 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm giá 360 - 370, cao hơn gạo Pakistan 50 USD/tấn hiện giá 310 - 320 USD/tấn.
1.Thái Lan
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (Trea) bày tỏ lo ngại Thái Lan khó có thể giành được thị phần gạo thơm đã mất tại Hồng Kông do giá cao. Gạo thơm Thái Lan được bán 900 USD/tấn so với gạo Việt Nam chỉ có 585 USD/tấn và gạo Campuchia 600 USD/tấn.
Thị phần gạo thơm Thái Lan tại Hồng Kông chỉ còn 46% năm 2013 so với 86% năm 2008, năm 2014 đã lên 48%. Thị phần gạo thơm ở Hồng Kông của Việt Nam đã tăng từ 0,3% năm 2004 lên 42% năm 2013, sau đó giảm còn 40% vào năm 2014. Việt Nam tăng cường quảng bá gạo thơm ở nhà hàng và căng tin cũng như siêu thị nên đã nhanh chóng thay thế gạo thơm Thái Lan trên kệ siêu thị.
Chính phủ Thái Lan rất quan tâm giành lại thị phần đã mất trong thị trường gạo của Hồng Kông để chiếm ít nhất 70-80% trong 3-5 năm tới. Thái Lan hy vọng xuất khẩu được 10-11 triệu tấn gạo trong năm 2015. Năm 2014, Thái Lan xuất được 10,97 triệu tấn gạo, tăng 66% so với 6,61 triệu tấn năm 2013.
Bộ Thương mại Thái Lan đã quyết định dời ngày đấu giá lần thứ ba của gạo dự trữ nhằm tránh giá gạo bị giảm vào thời điểm thu hoạch rộ lúa mùa nghịch và thu nhập của người nông dân không bị ảnh hưởng. Chính quyền quân sự đã bán được 1,18 triệu tấn gạo qua 5 đợt đấu giá thu được 528 triệu USD kể từ khi nắm quyền vào tháng 5/2014. Chính phủ đã nhận được hồ sơ dự thầu cho 780.000 tấn gạo bán đấu giá vào ngày 06 /3/2014. Thái Lan gần đây đã thắng thầu cung cấp 200.000 tấn gạo cho Philippines và đã ký kết một thỏa thuận để xuất khẩu 2 triệu tấn gạo sang Trung Quốc trong năm nay.
Tòa án Tối cao Thái Lan đã quyết định truy tố cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra về để xảy ra tham nhũng trong chương trình mua lúa hổ trợ nông dân từ tháng 10/2011. Hội đồng gồm 9 thẩm phán đã quyết định truy tố bà cựu thủ tướng và dự kiến phiên xử đầu tiên vào ngày 19/5/2015. Bà Yingluck đã bị buộc tội xao lãng nhiệm vụ và lạm dụng chức vụ quyền theo mục 157 của Bộ luật hình sự và mục 123/1 của Đạo luật chống tham nhũng năm 1999. Nếu bị kết tội trong trường hợp hiện tại, cô có thể phải đối mặt với án tù mười năm. Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) cũng cũng đề nghị khởi kiện dân sự đối với bà nhằm thu hồi số tiền bị thiệt hại lên đến 600 tỷ baht (18 tỷ USD).
Việt Nam xuất khẩu được 443.639 tấn gạo từ 1/1- 10/3/2014, giảm 64% so với 1,22 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2014. Giá gạo xuất khẩu đến nay đạt 452 USD/tấn (FOB), tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong thời gian từ 01-10/3/2015, Việt Nam xuất khẩu được 22.437 tấn gạo, giảm 96% so với 583.294 tấn gạo xuất trong cả tháng 3/2014, và giảm 89% so với 200.814 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 2/2015. Giá xuất khẩu trong tháng 3 đạt 427 USD/tấn, giảm 2,7% so với một năm 2014, và giảm 6% USD/tấn so với tháng 2/2015.
3. Indonesia
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng lượng gạo dự trữ thiếu và thu hoạch trễ đã đẩy giá gạo ở Indonesia lên vào tháng 2. Giá gạo bán sỉ của Indonesia đã tăng 22% lên 892 USD/tấn (19.165 đồng/kg) vào ngày 26/2/2015 so với 729 USD/tấn (15.663 đồng/kg) vào ngày 1/2/2015. Chính phủ đã quyết định tung 300.000 tấn gạo ra thị trường với giá 574 USD/tấn (12.332 đồng/kg) tại đảo Java và 582 USD/tấn (12.504 đồng/kg) cho các đảo khác. Chính phủ cũng phân phát 174.000 gạo cho các hộ nghèo 1/1-24/2/ 2015 với giá 125 USD/tấn (2.670 đồng/kg). Can thiệp này đã làm giá gạo chất lượng trung bình đã giảm còn 811 USD/tấn (17.424 đồng/kg).
Chính phủ Indonesia hy vọng sẽ mua được từ nông dân 2,50-2,75 triệu tấn gạo, giảm 14-22% so với mục tiêu 3,2 triệu tấn. Giá thu mua lúa được ấn định là 577 USD/tấn (12.402 đồng/kg), cao hơn 10% so với giá thị trường là 524 USD/tấn (11.263 đồng/kg) nhằm mục đích hỗ trợ nông dân cũng như đạt kế hoạch 3,2 triệu tấn. Nhưng một số nông dân cho rằng việc tăng giá sàn thu mua sẽ không giúp họ tăng thu nhập. Họ cho rằng trợ cấp trực tiếp phân bón, hạt giống và hạ tầng thủy lợi tốt sẽ làm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
4. Pakistan
Xuất khẩu gạo của Pakistan tiếp tục giảm trong tháng 2/2015 sau khi giảm mạnh tháng 1/2015. Vào tháng 2/2015, Pakistan xuất khẩu được 355.747 tấn gạo, trong đó có 37.374 tấn gạo basmati thu 42,4 triệu USD (1134 USD/tấn) và 318.373 tấn gạo trắng thườngthu được 130,87 triệu USD (411 USD/tấn), giảm 15% so với 419.153 tấn xuất khẩu trong tháng 1/2015. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Pakistan đã giảm 15% xuống còn 173,27 triệu USD trong tháng 2/2015 so với 204,70 triệu USD tháng 1/2015.
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo sản lượng lúa của Pakistan niên vụ 2014-15 (Tháng7/2014-6/2015) giảm 19% xuống còn 8,437 triệu tấn (5.65 triệu tấn gạo) so với 10,04 triệu tấn (6,72 triệu tấn gạo) năm 2014. Nguyên nhân do lũ lụt ở bang Punjab trong tháng 8/2014 gây thiệt hại 116.700 ha ruộng lúa. Hơn 217.000 tấn lúa bị mất ở bang này. Chính phủ đã chi 159 triệu USD hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng lũ lụt. Diện tích trồng lúa niên vụ 2014-15 đạt 3,285 triệu ha và năng suất 2,568 tấn/ ha.
Giá lúa của gạo trắng thường và gạo basmati bắt đầu giảm đáng kể từ tháng 11/2014 tiếp tục giảm do tăng nguồn cung từ mùa vụ thu hoạch. Giá gạo basmati giảm xuống còn 368 - 392 USD/tấn (7.910-8.426 đồng/kg) vào tháng 2/2015 so với 1.121 – 1.196 USD/tấn (24.096-25708 đồng/kg) đầu tháng 11/2014. Giá của gạo trắng thường giảm còn 172 - 196 USD/tấn (3.697-4.213 đồng/kg) trong tháng hai so với 224 - 249 USD/tấn (4.815-5.352 đồng/kg) trong tháng 11/ 2014. Trong khi đó, các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ phải có các biện pháp tăng sản lượng phân bón lên 5 triệu tấn so với 3,1 triệu tấn hiện nay. Pakistan cần 4 triệu tấn phân bón hàng năm để lúa sản lượng đạt 5,00 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Pakistan niên vụ 2014-15 (tháng 11/2014-10/2015) giảm 3% còn 6,5 triệu tấn (9,75 triệu tấn lúa) so với 6,7 triệu tấn (10,05 triệu tấn lúa) niên vụ 2013-14.
5. Ấn Độ
Ấn Độ xuất khẩu 9,57 triệu tấn gạo (gồm basmati và gạo trắng thường) trong mười tháng đầu tiên của niên vụ 2014-15 (Tháng 4/2014-3/2015), tăng 7% so với 8.96 triệu tấn xuất khẩu trong cùng thời kỳ trong niên vụ 2013- 14. Về giá trị, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 6,47 triệu USD trong thời gian 4/2014 - 1/2015, tăng nhẹ so với 6,36 tỷ USD cùng kỳ 2013-14.
Diện tích xuống giống vụ Đông xuân 2014-15 ở Ấn Độ (vụ Rabi Tháng 11-5) đạt 3,827 triệu ha đến ngày 20/3/2015; giảm 10% so với 4,256 triệu ha cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân giảm do hạn hán.
6. Đài Loan
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết năm 2015 Đài Loan bị hạn hán kéo dài sẽ làm giảm sản lượng lúa 10% tương đương 110.000 tấn so với năm 2014. Sản lượng gạo chỉ còn 1,1 triệu tấn, giảm 9,6% so với 1,22 triệu tấn năm 2014. Lượng gạo nhập khẩu của Đài Loan dự báo 134.000 tấn. Nông dân trồng lúa sẽ được được hưởng khoản trợ cấp bổ sung 80,000 Đài tệ/ha (tương đương 2.545 USDha). Nông nghiệp chiếm 70% tổng lượng nước sử dụng hàng năm tại Đài Loan, công nghiệp và sinh hoạt chiếm lần lượt là 10% và 20%
7. Campuchia
Đoàn công tác của Liên minh châu Âu (EU) đã gặp các thành viên của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) để thảo luận về các mối quan tâm của các nhà sản xuất gạo Ý về việc nhập khẩu gạo từ các nước kém phát triển nhất châu Á (LDCs) như Campuchia đang tác động đến giá gạo và thu nhập nông dân. Campuchia khẳng định chủ yếu xuất khẩu gạo thơm sang EU, do đó giá gạo và nông dân sẽ không bị ảnh hưởng do EU canh tác giống lúa thường. Xuất khẩu gạo của Campuchia sang EU đã giảm 30% trong hai tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 do chính sách đa dạng thị trường xuất khẩu của chính phủ, Campuchia đang cố gắng mở thêm thị trường mới.
Campuchia đã xuất khẩu 102.084 tấn gạo sang EU không bị thuế trong sáu tháng đầu niên vụ 2014-15 (tháng 9/2014-8/2015). Campuchia đã xuất khẩu 387.000 tấn trong năm 2014 và gần 66% đã được xuất sang các nước EU.
8. Philippines
Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia (NEDA) đề nghị chính phủ xem xét lại chính sách nông nghiệp, nhất là đối với việc nhập khẩu gạo và các hạn chế lượng gạo nhập khẩu (QR). Theo qui định WTO , Philippines có thể nhập 805.200 tấn gạo theo khối lượng truy cập tối thiểu (MAV) với mức thuế 35%. Nhập khẩu trên mức này sẽ chịu mức thuế 50%. Chính sách hạn chế nhập khẩu đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu hàng đầu gạo tăng vọt trong giá gạo trong nước.
9. Nhật Bản
Hiệp hội Xúc tiến xuất khẩu Nhật Bản và Công nghiệp lúa gạo đã mở chiến dịch tuyên truyền "chất lượng Nhật Bản" nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Các nhà xuất khẩu gạo chọn Singapore là quốc gia thí điểm thực hiện chiến dịch này trước khi mở rộng xuất khẩu trên toàn thế giớii. Singapore có lợi thế ưa chuộng các món ăn Nhật Bản, ông nói. Đây là quốc gia có thu nhập cao nên được xem là "bàn đạp chiến lược" để mở rộng nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á và thu hút quan tâm đến các sản phẩm gạo Nhật Bản. Nhật Bản xuất khẩu 1.200 tấn gạo trị giá khoảng 370 triệu yên (tương đương 3 triệu USD) đến Singapore năm 2014.
Hiệp hội xuất khẩu gạo Nhật Bản tăng cường quảng bá logo của các sản phẩm gạo cũng như xây dựng trang web có chứa thông tin về gạo Nhật Bản. Người mua có thể theo dõi thông tin của các giống lúa khác nhau dựa trên các mã QR trên bao bì. Thị trường xuất khẩu gạo của Nhật Bản ước tính 1,4 tỷ yên (11,50 triệu USD). Chính phủ kỳ vọng sẽ tăng lên 60 tỷ yen (495 triệu USD) vào năm 2020. Tiêu thụ gạo đang giảm tại Nhật Bản là một trong những lý do cho việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gạo.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng năm 2014, giá gạo nội địa tại Nhật Bản thấp nên ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm chuyển từ sử dụng nhập khẩu gạo sang dùng gạo trong nước. Nhật chỉ nhập 11.506 tấn gạo trong thời gian từ tháng 4/2014 – 3/2105. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo dự báo Nhật Bản nhập khẩu 700.000 tấn gạo trong năm 2015, tăng 7% so với dự báo 650.000 tấn trong năm 2014 do sản lượng giảm. Nguyên nhân bình quân đầu người tiêu thụ gạo/đầu người chỉ còn 56,1 kg năm 2015, giảm 11,3 kg so với 1962. Nhưng lượng thức ăn chăn nuôi tăng 55% lên 178.000 tấn trong năm 2014 so với 115.000 tấn trong năm 2013. Phần lớn gạo nhập khẩu sử dụng cho chăn nuôi.
nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn