22:39 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 4 tháng 6/2015

Chủ nhật - 28/06/2015 23:21
Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 365-375 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Việt Nam 20 USD/tấn hiện giá 345-355 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm giá 385 - 395 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 10 USD USD/tấn hiện giá 375 - 385 USD/tấn, giảm 10 USD USD/tấn so với tuần trước. Gạo Thái Lan 25% tấm hiện giá 345 - 350 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam 20 USD/tấn hiện giá 325- 335 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm hiện giá 350 - 360, cao hơn gạo cùng loại Pakistan 10 USD/tấn hiện giá 340 - 350 USD/tấn.
ảnh Minh hoạ

ảnh Minh hoạ

Giá gạo vào ngày 27/6/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 27/6/2015 so với ngày 20/6/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Myanmar

20/6/2015

27/6/2015

20/6/2015

27/6/2015

20/6/2015

27/6/2015

20/6/2015

27/6/2015

27/6/2015

Gạo 5%

370-380

375-385

345-355

345-355

365-375

385-395

375-385

375-385

415-425

Gạo 25%

340-350

345-355

325-335

325-335

350-360

350-360

345-355

335-345

 

Gạo đồ

360-370

365-375

 

 

360-370

365-375

400-410

395-405

 

Gạo thơm

840-850

815-825

465-475

480-490

 

 

 

 

 

Tấm

315-325

315-325

310-320

310-320

280-290

280-290

300-310

285-305

 

1.Thái Lan

Chính phủ Thái Lan sẽ bán gạo chất lượng kém từ kho dự trữ gạo cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol, Bộ Thương mại khẳng định không bán gạo chất lượng thấp cho người tiêu dùng trong nước. Lượng gạo phát hành sẽ được quyết định tùy thuộc vào tình hình sản xuất lúa gạo trong nước nhằm đảm bảo việc giải phóng kho dự trữ gạo gạo sẽ không ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Bộ Thương mại khẳng định chỉ có 2,6 triệu tấn là phù hợp cho người tiêu dùng. Bộ có kế hoạch bán đấu giá 1.395.000 tấn gạo vào ngày 07 Tháng 7 năm 2015

Bộ Nông nghiệp Thái Lan một lần nữa yêu cầu các nông dân trồng lúa khoan xuống giống lúa vụ mùa chính trên diện tích 320.000 ha) đất ở sông Chao Phraya Basin của khu vực miền Trung để chờ mưa xuống khi mực nước hồ chứa rất thấp. Chính phủ không thể đáp ứng yêu cầu của nông dân chi trả 185 USD/ha (4.032.500 đồng/ha) để chậm xuống giống.

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan xây dựng kế hoạch để nâng cao năng suất và chất lượng giống nếp Thái. Cục Lúa gạo sẽ chuyển giao các kỹ thuật canh tác mới cho nông dân theo chiến dịch nông dân thông minh để giảm chi phí sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học. Chiến dịch này sẽ được bắt đầu tại các tỉnh Chiang Rai, Chiang Mai, Udon Thani và Khon Kaen vào mùa lúa chính vụ, sau đó tại 15 tỉnh khác trong vụ lúa mùa khô.

Sản lượng lúa vụ mùa chính năm 2015 tại Thái Lan bị giảm do hạn hán đang diễn ra sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp gạo cho Malaysia. Chính phủ Thái Lan cam kết cung cấp gạo cho Malaysia đúng tiến độ. Sản xuất lúa của Malaysia chỉ đáp ứng được 64% nhu cầu gạo trong nước là 2,8 triệu tấn/năm  nên phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo. Thái Lan chiếm 80-90% lượng gạo nhập khẩu của Malaysia.

2. Việt Nam  

Việt Nam đã xuất khẩu được 641.000 tấn gạo trong tháng 6/2015, tăng 13% so với tháng 5 và tăng 18% so với năm 2014. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay đã giảm 6,2% năm xuống còn 3,06 triệu tấn.

Trong khi đó, sản lượng lúa vụ ĐX 2014-15 của Việt Nam 2015 đã giảm nhẹ 0,7%, xuống còn 20,7 triệu tấn so với 22,25 triệu tấn năm 2014 do năng suất thấp hơn.Sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 13,48 triệu tấn, trong khi khu vực phía Bắc chiếm 7,22 triệu tấn. Hầu hết các sản lượng lúa ở ĐBSCL dành cho xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết áp dụng cơ giơi hóa ở Việt Nam là chỉ có 1,6 mã lực (HP)/ha so với 4 HP / ha, 10 Hp / ha và 8 Hp / ha của Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành chức năng xem xét và làm rõ những thiếu sót trong lĩnh vực cơ khí để cho phép chính phủ để có thể tăng gấp đôi mức độ cơ giới hóa nông nghiệp từ mức hiện tại 1,6 Hp / ha lên 3,2 HP / ha.

3. Myanmar  

Hiện nay Myanmar xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu (EU) theo thỏa thuận ưu đải thuế suất bằng không. EU đã và đang hỗ trợ cho Myanmar phát triển ngành hàng lúa gạo để nâng cao chất lượng gạo, đặc biệt là loại gạo thơm. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2014, để xuất khẩu gạo chất lượng cho EU, chính phủ Myanmar cần đầu tư mở rộng và nâng cấp các nhà máy xay trong nước và cơ sở hạ tầng.

Myanmar xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang EU năm 2014 và chính phủ đang nhắm tới mục tiêu xuất khẩu 200.000 tấn năm nay. Số liệu thống kê của EU cho thấy xuất khẩu gạo của Myanmar sang EU tăng 81% lên 144.552 tấn từ tháng 9/2014 – 4/2015 so với 79.942 tấn trong cùng kỳ năm 2014.

4. Pakistan

Các thành viên của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Pakistan (REAP) đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ  đặc biệt cho ngành lúa gạo để giúp giảm bớt các khó khăn của người trồng lúa và xuất khẩu. Trong điều kiện kho dự trữ gạo dư thừa ngày càng tăng, các nhà xuất khẩu cần được trợ cấp xuất khẩu gạo và miễn thuế khấu cho các khoản vay của người trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu. Họ đề nghị chính phủ tăng cường thu mua dự  trữ để giảm bớt gánh nặng cho nông dân và doanh nghiệp.

Pakistan có thừa 1 triệu tấn gạo basmati hàng năm, nhưng không thể xuất khẩu hết do gặp cạnh tranh với Ấn Độ. Xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm còn 630.035 tấn năm 2014 so với 968.941 tấn năm 2012 và 1 triệu tấn năm 2011. Hiện kho dự  trữ gạo Pakistan có 600.000 tấn gạo basmati và thương nhân còn 400.000 tấn nâng tổng số gạo dự  trữ 1 triệu tấn. Trong khi giá xuất khẩu gạo Pakistan 5% tấm đã giảm 12% còn 390 USD/tấn so với 445 USD/tấn năm 2014, giá xuất khẩu gạo basmati đã giảm 34% xuống còn 895 USD/tấn so với 1.350 USD USD/tấn năm 2014.

Sản lượng gạo của Pakistan đạt mức kỷ lục 7 triệu tấn năm 2015, tăng 3% so với năm 2014 do diện tích canh tác giống lúa cao sãn tăng và mở rộng nguồn nước tưới. Tuy nhiên, mức tiêu thụ gạo trong nước chỉ có 3 triệu tấn, còn lại là dành cho xuất khẩu.

5. Indonesia

Ủy ban Phòng chống tham nhũng Indonesia (KPK) đã đề nghị chính phủ xem xét lại chương trình cung cấp gạo cho người nghèo sau khi phát hiện có sai phạm trong việc triển khai chương trình. Những sai phạm chủ yếu là liên quan đến số lượng và chất lượng phân phối gạo. Chính phủ phân bổ 1,4 tỷ USD cho chương trình đưa gạo cho người nghèo năm 2015. Sang năm 2016, chính phủ có kế hoạch đảm bảo gạo được phân phối cho các đối tượng được thụ hưởng với số lượng đầy đủ và kịp thời.

6. Philippines

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) sẽ thảo luận với các nước xuất khẩu gạo để cung cấp thêm 250.000 tấn vào tháng 7/2015. Việc nhập khẩu này phụ thuộc vào các tác động hạn hán kéo dài El Nino. Philippines đã nhập khẩu 750.000 tấn gạo (550.000 tấn từ Việt Nam và 200.000 tấn từ Thái Lan) trong năm nay. Đầu tuần này, NFA mời các doanh nghiệp đến bàn nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo hạn ngạch tối thiểu của WTO lượng truy cập (MAV) với biểu thuế 35%.

Cục Thống kê Philippines dự báo sản lượng  gạo của quí II năm 2015 giảm 4,3% xuống còn 3,898 triệu tấn so với 4,073 triệu tấn năm 2014  do giảm diện tích xuống giống vì khô hạn, thiếu nước tưới cũng như tỷ lệ sâu bệnh tăng.

 7. Ấn Độ

Một nhà phân tích kinh tế cho rằng Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong ổn định tình hình thương mại gạo trên thị trường thế giới. Giả sữ hạn hán do El Nino nghiêm trọng đến mức chính phủ Ấn Độ buộc phải cấm xuất khẩu gạo thơm basmati và gạo trắng thường, thì giá gạo trắng thường ở mức 350-400 USD/tấn sẽ tăng lên 1,000 USD/tấn (fob) do nhu cầu gạo của Trung Quốc tăng. Tương tự giá gạo jasmine (thơm) Thái tăng từ 850-900  USD/tấn sẽ tăng lên 3,000 USD/tấn nếu Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo basmati. Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu gạo trắng thường sang châu Phi và gạo basmati đến Trung Đông, EU và Mỹ. Cho đến nay, gạo Ấn Độ vẫn chưa vào thị trường Trung Quốc dù hợp thị hiếu. Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực mở xuất khẩu gạo trắng thường sang Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nông nghiệp Ấn Độ (NIAP) đã phát hiện từ năm 1969, tần số hạn hán nghiêm trọng ở Ấn Độ đã giảm trong khi hạn hán trung bình tăng lên. Mức thiệt hại năng suất lúa giảm đáng kể từ 16,8% giai đoạn 1967-1988 xuống còn 8,1% giai đoạn 1988 - 2005. Nghiên cứu cũng phát hiện các tác động của gió mùa tây nam (tháng 6-9) đến sản lượng lúa của vụ mùa đã giảm và sản xuất lúa của Ấn Độ giảm phụ thuộc vào thời tiết.

Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ được dự báo sẽ giảm mạnh do Iran, nước mua gạo basmati lớn nhất của Ấn Độ tạm ngưng  cũng như giá gạo thế giới thấp. Iran, chiếm hơn 1/3 lượng gạo xuất khẩu basmati của Ấn Độ đã tạm thời ngưng nhập từ tháng 11/2014  do đủ gạo dùng. Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ sang Iran niên vụ 2014-15 giảm 35% còn 935.568 tấn so với 1,44 triệu tấn niên vụ. Chuyến thăm của đoàn đại biểu Bộ Thương mại Ấn Độ sang Iran đã không mang lại kết quả như mong muốn.Ấn Độ đành phải dựa vào thị trường các nước khác như Saudi Arabia và các thị trường châu Âu.

Ấn Độ đành phải dựa vào thị trường các nước khác như Saudi Arabia và các thị trường châu Âu hỗ trợ bán hàng gạo basmati của Ấn Độ năm nay. Saudi Arabia trở thành nước nhập gạo basmati Ấn Độ lớn nhất niên vụ 2014-15 với số lượng 966.931 tấn, tăng 17% so với niên vụ 2013-14.

Gạo basmati hiện giá 1,000 USD/tấn so với 1,400 -  1,500 USD/tấn cùng kỳ năm 2014. Các nhà xuất khẩu gạo basmati đã giảm lợi nhuận 30% niên vụ 2014-15 do chi phí sản xuất tăng và giá gạo giảm . Với chi phí sản xuất, thu mua, bảo quản và xuất khẩu giá gạo basmati phải đến 1,800 USD/tấn thì nhà xuất khẩu mới hoà vốn. Nhưng giá hiện nay là thấp hơn nhiều so với con số này, dẫn đến lo ngại rằng các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với thua lỗ năm thứ hai liên tiếp.

8. Campuchia

Campuchia đã xuất khẩu 243.025 tấn gạo trong 5 tháng đầu năm 2015, tăng 64% từ 148.262 tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Campuchia đã gặp thất bại khi bỏ thầu cạnh tranh 100.000 tấn còn lại vào ngày 16/6. Trong khi Thái Lan rút lui, Việt Nam bỏ thầu giá 416 USD/tấn và giá thầu của Campuchia 455 USD/tấn nên Việt Nam giành được hợp đồng Philippines. Các nhà xuất khẩu của Campuchia không có đủ khả năng để bỏ giá thấp do sản xuất, chế biến, xay xát, bảo quản và chi phí vận chuyển của họ cao hơn. Chi phí  của đầu vào sản xuất như phân bón và thuốc trừ sâu đều cao cũng như chi phí năng lượng và sử dụng công nghệ lạc hậu trong các nhà máy chế biến đang tác động đến khả năng cạnh tranh của Campuchia trong thị trường thế giới. Họ đang đề xuất một cơ chế để cải thiện chuỗi giá trị toàn bộ của ngành lúa gạo của Campuchia. Cung cấp gạo cho Philippines được lợi nhuận rất thấp. Nhưng Campuchia có thể bù đắp lợi nhuận thấp này bằng lợi nhuận cao hơn từ thị trường xuất khẩu có giá trị cao.
 

Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 361559

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60683516