18:20 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thức ăn tăng giá, người nuôi cá gặp khó

Thứ sáu - 26/07/2013 04:49
Từ đầu năm đến nay, trong khi sức mua các sản phẩm chăn nuôi đều giảm mạnh, không đảm bảo lợi nhuận của người chăn nuôi thì giá thức ăn lại liên tục tăng cao, nhất là thức ăn thủy sản... Trong hơn 6 tháng, thức ăn thủy sản đã 3 lần tăng giá, với mức tăng tổng cộng 800-1.000 đồng/kg. Lỗ vốn là một chuyện, song thời điểm này, người nuôi đang rơi vào cảnh "kiệt sức", không còn khả năng tái đàn...


Treo ao, phá sản là tình trạng chung của các hộ nuôi cá tra hiện nay

Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi cá tra ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết: "Gia đình tôi đang nuôi 8.000m2 mặt nước cá tra thương phẩm 7 tháng tuổi, cá đã quá lứa nhưng chưa xuất bán được. Năm rồi, vào thời điểm này, giá cá tra ở mức 23.000-23.500 đồng/kg, nay chỉ còn 19.500-20.000 đồng/kg, trong khi phải bán 23.000 đồng/kg trở lên mới có lời. Giá cá bán ra còn ở mức thấp, trong khi giá thức ăn lại tăng nên tôi rất lo lắng".

Hiện giá thức ăn cho cá tra loại 26% đạm ở mức 12.000-12.200 đồng/kg. Trong khi đó, từ đầu tháng 7 đến nay, nhiều hộ nuôi cá chỉ bán được với giá 19.000-20.000 đồng/kg, còn giá các loại thức ăn thủy sản tăng thêm 200-500 đồng/kg so với tháng trước. Theo tính toán của người nuôi cá, chi phí thức ăn thường chiếm 70-80% giá thành sản xuất, do đó, nếu tính bình quân trong 7 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng 1,5-1,7kg/con, người chăn nuôi phải đầu tư trên 23.000 đồng/kg. Như vậy, nếu bán với giá 20.000 đồng/kg, người nuôi cá chỉ từ huề đến lỗ, không có lời. Đó là chưa kể chi phí thuốc thú y và công chăm sóc...

Thức ăn tăng, trong khi giá cá ngày càng giảm nên hiện nay người nuôi cá tra đã chọn cách cho ăn cầm chừng hoặc "bỏ đói cá" nhằm giảm lỗ bởi chi phí chăn nuôi. Ông Tăng Trình, hộ nuôi cá ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết: "Ao cá 6.000m2 của tôi đã ngưng không cho ăn từ 3 tháng nay, phần vì đại lý không bỏ thức ăn, phần vì giá cá giảm quá thấp nên nếu cho cá ăn liên tục sẽ càng lỗ nặng". Ông Trình cho biết thêm, đa phần diện tích còn lại hiện nay là những hộ có vốn lớn còn những hộ nhỏ lẻ đều neo ao, bỏ nghề vì không cầm cự nổi.

Theo Hiệp hội thủy sản huyện Châu Thành, hiện có 30 - 40% số người nuôi cá tra neo ao, bỏ nghề. Theo ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp hội thủy sản huyện Châu Thành, với giá cá tra giảm còn 19.500-20.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi lỗ ít nhất trên 2.000 đồng/kg, nguyên nhân chính là do chi phí đầu vào tăng, trong khi việc đầu tư nuôi cá không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người nuôi cá bỏ ao vì không chịu được "nhiệt". Tại huyện Châu Thành, cuối năm 2012, diện tích nuôi cá tra toàn huyện là 227ha thì đến nay giảm chỉ còn 180ha...

Ông Đức cho biết thêm, khó khăn của người nuôi cá đã tồn tại từ lâu nhưng để giải quyết thì vẫn là một câu hỏi lớn? Theo ông Đức nếu Nhà nước có chính sách can thiệp về giá hỗ trợ người nuôi cá, làm sao giữ giá cá thấp nhất cũng phải ngang bằng với giá thành sản xuất thì người chăn nuôi mới mong cầm cự nổi. Thêm nữa, cần quản lý giá thức ăn chăn nuôi thật hiệu quả, không để các doanh nghiệp thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý.

"Quan trọng nhất, phải có cơ quan đứng ra quản lý, giải quyết vấn đề chiếm dụng vốn chăn nuôi của các công ty thu mua, chế biến thủy sản thì mới mong gỡ khó cho người dân. Vì hiện tại, trước áp lực tăng giá thức ăn, giá cá giảm, người chăn nuôi buộc phải bán để cắt lỗ... trong khi doanh nghiệp lại tiếp tục chiếm dụng vốn của người dân bằng cách hợp đồng thỏa thuận sẽ thanh toán 20-30% số tiền sau khi bắt cá và thanh toán hết sau 1 tháng. Nhưng thực tế, nếu may mắn thì sau 5-6 tháng, người dân mới nhận được tiền, còn nếu không may gặp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì bị chiếm dụng vốn, quỵt nợ. Hậu quả là người nuôi vừa cạn vốn, vừa mắc nợ ngân hàng, không thể đầu tư nuôi trở lại... Lúc này người nuôi cá lao đao nhưng không có cơ quan nào đứng ra giải quyết..." - ông Đức nói.

Mỹ Nhân
Nguồn: báo đồng tháp online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thức ăn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 128551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60450508