10:21 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thương nhân Trung Quốc tranh mua gỗ cao su, giá tăng “chóng mặt”

Thứ tư - 19/04/2017 11:09
Trung Quốc đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu nên các thương nhân Trung Quốc tràn sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, tìm mua gỗ cao su nguyên liệu, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nội địa.

Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ cho rằng, họ không tìm mua được nguồn nguyên liệu, phần vì bị thương lái Trung Quốc cạnh tranh, phần vì giá gỗ nội địa tăng chóng mặt”.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, từ đầu năm 2017, Trung Quốc chính thức đóng cửa rừng tự nhiên và cấm khai thác, xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu, các thương nhân Trung Quốc đã tràn sang các nước để thu mua nguyên liệu, trong đó có Việt Nam.

Với tiềm lực kinh tế mạnh và có nhiều “mánh khóe” trong buôn bán, các thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua, nâng giá bán, lũng đoạn thị trường ngay tại Việt Nam. Kèm theo đó là tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt hình thành hệ thống nhà máy, cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su cũng như gỗ keo tràm để xuất sang Trung Quốc. 

 thuong nhan trung quoc tranh mua go cao su, gia tang “chong mat” hinh anh 1

Thu mua gỗ nguyên liệu tại huyện Tân Phú (Đồng Nai)

Ông Điền Quang Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2, cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, giá gỗ cao su trong nước tăng đến 40% so với thời điểm cuối năm 2016 và vẫn đang tiếp tục tăng thêm.

Trong khi đó, doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 60-70% nguyên liệu là gỗ cao su để chế biến. Do đó, theo ông Hiệp, dù đã có sự chuẩn bị và tích trữ nguyên liệu trước, tuy nhiên, sự biến động giá quá lớn cũng khiến cho Minh Phát 2 đang thiếu hụt khoảng 50% nguyên liệu gỗ cao su để phục vụ cho các đơn hàng chế biến xuất khẩu.

Nhiều ý kiến cho rằng, trước những cạnh tranh không lành mạnh của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết giữa người trồng và người chế biến gỗ cao su. Tuy nhiên, việc liên kết này, nếu muốn, cũng rất khó.

 thuong nhan trung quoc tranh mua go cao su, gia tang “chong mat” hinh anh 2

Nhiều nơi, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mua được cành, ngọn và gốc cao su

Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt cho biết, đã có đến 90% lượng nguyên liệu gỗ cao su tại Tây Nguyên đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc bao chiếm, họ cắm xưởng xẻ tại địa phương, thuê người dân địa phương đi gom hàng, họ trả trước tiền mặt. Phần còn lại, doanh nghiệp trong nước chỉ mua được phần cành, ngọn và gốc cao su.

Nguyên nhân, theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn phát triển ngành cao su thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), gỗ cao su là tài sản thanh lý, các doanh nghiệp phải thực hiện thu mua theo cơ chế đấu giá của Nhà nước. Do đó, dù có muốn liên kết với các doanh nghiệp chế biến gỗ thì các đơn vị cũng không thể chủ động được.

Bà Hoa cho biết, VRA đang kiến nghị Bộ Tài chính xem sản phẩm gỗ cao su là sản phẩm chính như cao su thiên nhiên. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động quyền điều hành, kế hoạch rải vụ, thời gian thanh lý... gỗ nguyên liệu cao su khi cần thiết.

“Khi đó, nguồn gỗ cao su cung cấp ra thị trường sẽ ổn định hơn và sự liên kết giữa các doanh nghiệp cao su với doanh nghiệp chế biến gỗ mới chủ động và bền chặt hơn”, bà Hoa cho biết.

Tác giả bài viết: Thuận Hải

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 337


Hôm nayHôm nay : 50274

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65056073