22:24 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thương nhân nước ngoài thu mua nông sản trái phép: Đi vào hoạt động bí mật, lén lút

Thứ hai - 10/09/2012 20:48
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ tháng 05/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng, theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Trước sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, họ dần chuyển sang hoạt động bí mật, lén lút...
 
Thương lái TQ thu mua hải sản ở cảng Hòn Rớ (Nha Trang - Khánh Hòa).

Hệ lụy khó lường

Nhìn về mặt tích cực, hoạt động của thương nhân nước ngoài góp phần tiêu thụ, giải quyết đầu ra đối với một số loại nông sản có sản lượng lớn và thời vụ thu hoạch ngắn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận, hiện có không ít trường hợp thương nhân nước ngoài hoạt động trái pháp luật ở Việt Nam.

Hoạt động trái phép của thương nhân nước ngoài đang có nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến; đẩy giá các loại nông sản lên cao bất thường, gây ra những hệ lụy khó lường. Việc giá biến động bất thường ảnh hưởng tới mặt bằng giá tiêu dùng trong nước, sau đó ảnh hưởng tới giá thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy - hải sản, khiến giá chào bán xuất khẩu không ổn định.

Hơn nữa, việc thu mua của thương nhân nước ngoài còn gây ra tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ cho một số nhà máy nông sản khiến các nhà máy hoạt động cầm chừng, người lao động thiếu công ăn việc làm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu... Việc thu mua ồ ạt không phân biệt chất lượng, kích cỡ, chủng loại đã ảnh hưởng đến uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một số thương lái còn thu mua sản phẩm nông nghiệp, vật nuôi với ý đồ xấu, ảnh hưởng đến cảnh quan, tác động tới môi trường. Từ đó, nguồn tài nguyên dần cạn kiệt do đánh bắt, nuôi trồng, khai thác, tận thu trong thời gian ngắn. Hoạt động thu mua trái phép của thương nhân nước ngoài còn gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã thành lập các đoàn công tác liên vụ kiểm tra, đánh giá tình hình, chỉ đạo trực tiếp các địa phương. Cụ thể, tháng 7/2011, kiểm tra thu mua chè trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ; kiểm tra thu mua vải thiều ở Bắc Giang; tháng 9/2011 kiểm tra thu mua khoai lang tím trên địa bàn Vĩnh Long; tháng 5/2012 kiểm tra thu mua cua ở Cà Mau... Nhờ đó, hoạt động thu mua trái phép nông sản của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đã không còn diễn ra công khai, phạm vi rộng mà đi vào hoạt động lén lút, bí mật...

Theo Bộ Công Thương, cần tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu rõ các loại hình thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép hoạt động.

Khó xử lý vì bất cập chính sách

Ông Đào Nguyên Sơn, Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết: “Bắc Giang là tỉnh có vùng vải thiều lớn, sản lượng trung bình 150.000 tấn/năm, thời vụ thu hoạch ngắn. Phần lớn vải thiều phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Năm 2012, có thời điểm giá vải thiều lên đến 30.000 đồng/kg vải tươi. Thương nhân Trung Quốc hoạt động tại tỉnh đều có giấy tờ đầy đủ (hộ chiếu, thị thực), chưa phát hiện ra thương nhân nào trực tiếp mặc cả, mua vải thiều với người dân. Họ thu mua thông qua thương nhân, phiên dịch Việt Nam. Vì vậy, Sở có kiểm tra, giám sát nhưng chưa dám xử lý”.

Ông Nguyễn Xuân Chín, Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh phân trần: “Ở Bắc Ninh hiện có Tập đoàn HDB đang đầu tư xây dựng Trung tâm giao thương quốc tế Chợ Lim. Tại đây có khoảng 50 thương nhân Trung Quốc đang kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ vào tiêu chí quy định pháp luật thì các thương nhân này không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vì chưa thể cấp giấy phép nên khó quản lý được họ. Ngoài ra, tỉnh còn có hai làng nghề lớn là Đồng Kỵ và Đại Bái thường xuyên có thương nhân Trung Quốc sang thu mua dưới dạng thô, sau đó thuê xưởng, thuê người làm rồi chuyển sang Trung Quốc bán. Vì họ không trực tiếp thu mua, sản xuất nên cũng khó kiểm soát và xử lý”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: “Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các thương nhân nước ngoài cơ bản đã đầy đủ. Tuy nhiên, cũng cần điều chỉnh, bổ sung, theo đó, trong tháng 9/2012, Bộ sẽ hoàn thiện Thông tư hướng dẫn Nghị định 90 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để các địa phương có căn cứ thực hiện. Các địa phương cần tuyên truyền, nêu cao cảnh giác cho người dân để tránh xảy ra hậu quả lớn gây thiệt hại cho nông dân”.

Duy Phong

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634177

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70861492