04:13 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủy sản điên đầu vì lo mất thị trường

Thứ ba - 07/06/2016 11:17
Nhật Bản đã áp dụng kiểm tra 100% lô tôm của Việt Nam, trong khi EU đã có công văn cảnh báo Việt Nam chưa khắc phục được nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong thủy sản. Nguy cơ đóng cửa với các thị trường này là có thật.

“Vua tôm” cũng điên đầu vì sợ mất thị trường

Được mệnh danh là “vua tôm”, song ông Lê Văn Quang,  Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú lại đang “vò đầu bứt tai” vì khách hàng dọa ngừng nhập khẩu.

“Đợt vừa rồi, tôi đi công tác tại Nhật Bản, gặp các khách hàng Nhật, họ nói không muốn mua tôm Việt Nam nữa, vì tình trạng tôm bơm chích tạp chất, cắm tăm tre, tăm dừa mà muốn chuyển sang mua tôm của Indonesia, Philippines dù giá cao hơn Việt Nam khoảng 2,5-3 USD/kg. Nhiều đối tác yêu cầu, nếu Minh Phú đảm bảo được 100% tôm không bị nhiễm tạp chất, kháng sinh, tăm tre thì họ sẽ mua, nhưng phải chứng minh được toàn bộ hệ thống quản lý phải giám sát từ người nuôi cho đến nhà máy”.

Kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nhiều năm nay. Ảnh: Chí Cường
Kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nhiều năm nay. Ảnh: Chí Cường

Chủ tịch Minh Phú cho hay, hiện Nhật vẫn nhập khẩu tôm của Việt Nam, nhưng yêu cầu kiểm tra 100% nên chi phí rất lớn, khiến giá thành xuất khẩu bị đội lên, kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Trong khi đó, nuôi tôm sú ở nước ta chủ yếu là quảng canh, nên yêu cầu của đối tác là giám sát được 100% quy trình nuôi là rất khó.

“Để giám sát được 100%, mỗi ao nuôi, Công ty phải cử 2-3 người theo dõi cả quá trình, rất tốn kém. Theo tính toán của chúng tôi, chi phí tiền kiểm kháng sinh từ ao nuôi của người dân đến nhà máy lên đến 8.400 đồng/kg (khoảng 10%) khiếndoanh nghiệp giảm sức cạnh tranh”.

Thực tế, không chỉ thị trường Nhật mà mới đây, EU cũng đã đưa ra những cảnh báo mới với thủy sản Việt . Cụ thể, tháng 5/2016, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban châu Âu (EC) đã có công thư gửi Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) phản ánh về biện pháp kiểm soát chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục hiệu quả, vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu còn phổ biến. Do vậy, các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam sẽ bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm quy định tại phụ lục 2, quy định EU số 37/2010.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, nếu không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát dư lượng kháng sinh, cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản Việt  có nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu sang EU.

Phạt tù có khiến người nuôi biết sợ?

Có thể nói, kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nước ta nhiều năm nay, nhưng chưa xử lý được triệt để. Ông Lê Văn Quang cho biết: “Về bơm chích tạp chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, tôi và nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã đấu tranh 20 năm mới được đưa vào Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ 1/7 tới. Hy vọng, tới đây, khi hành vi này bị xử lý hình sự thì tình trạng bơm chích tạp chất vào thủy sản sẽ giảm”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay, việc kiểm soát kháng sinh phức tạp, khó khăn hơn nhiều kiểm soát chất salbutamol trong chăn nuôi. Tuy nhiên, việc khống chế tình trạng sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản có thể thực hiện được. “Nếu chúng ta có thể khống chế được các công ty nhập kháng sinh về thì có thể cắt nguồn cung cấp cho trang trại và các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Như vậy, việc lạm dụng kháng sinh sẽ giảm đi rất nhiều”, ông Việt nói.

Được biết, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ bị phạt tù đến 5 năm, phạt hành chính 200 triệu đồng. Các hành vi để lại hậu quả lớn hơn có thể bị phạt tiền tới 1 tỷ đồng, phạt tù 20 năm.

Bên cạnh quy định của pháp luật, thì ý thức con người là quan trọng hơn cả. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp và người nuôi nên bắt tay nuôi trồng, sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, cùng sản xuất có trách nhiệm. Tất nhiên, để làm được điều này, ngoài giám sát lẫn nhau thì lợi ích cũng phải chia đều cho các bên tham gia, nếu không tình trạng vi phạm lại tái diễn.

Hà Tâm
http://baodautu.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 35727

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 748749

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70976064