17:12 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủy sản là chỗ dựa cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cuối năm?

Thứ năm - 21/07/2016 09:36
Theo các chuyên gia, để lấy lại đà tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần lựa chọn ngành hàng có lợi thế xuất khẩu và khai thác thị trường mới.

Đóng góp gần 20% GDP cả nước mỗi năm, nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của nước ta đạt mức tăng trưởng âm 0,18%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt khoảng 398 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì sao có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng lĩnh vực nông lâm thủy sản và ngành nông nghiệp lại gặp cảnh sụt giảm sản xuất và giá trị?

 

thuy san la cho dua cho nganh nong nghiep tang truong cuoi nam? hinh 0
Ngành nông nghiệp phát huy lợi thế để lấy lại đà tăng trưởng (Ảnh minh họa: Internet)

 

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, hạn mặn do Elnino và thị trường tiêu thụ khó khăn là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng trưởng âm của lĩnh vực nông, lâm thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay. Bên cạnh đó do sản xuất trồng trọt bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai, dẫn đến tăng trưởng giảm, không chỉ 1 hoặc 2 vụ mà 3 năm liên tiếp ở khu vực miền Trung và nhiều vùng không sản xuất được. Cùng với việc xác định không đúng lĩnh vực đầu tư đã khiến nông nghiệp bị sụt giảm về giá trị và sản lượng…

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân tích: "Chúng ta vẫn quan tâm quá nhiều đến câu chuyện an ninh lương thực, trong khi gạo đã dư thừa và giá trị cũng thấp nhưng lại tập trung đầu tư lớn vào thủy lợi trong khi thủy lợi lại tập trung phần lớn cho lúa. Trong điều kiện hạn hán không có nước, lúa giá trị thấp sẽ rất khó để duy trì tăng trưởng".

Theo các chuyên gia, để lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2016, ngành nông nghiệp cần lựa chọn ngành hàng có lợi thế xuất khẩu và khai thác thị trường mới. Lĩnh vực được coi là còn dư địa phát triển sản xuất lớn nhất hiện nay của ngành nông nghiệp chính là thủy sản. Hiện nay, vựa tôm 560.000 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào sản xuất sẽ bù đắp những sụt giảm trong lĩnh vực trồng trọt vừa qua.

Tuy nhiên, khu vực này hiện đang khan hiếm con giống, nếu không kiểm soát tốt, thủy sản sẽ không những không hỗ trợ được ngành tăng trưởng mà còn làm mất thị trường xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, thế mạnh đầu tiên của thủy sản là đối tượng tôm nuôi nước lợ. Có thể không tăng sản lượng nhưng phải tăng chất lượng và giá trị, đồng thời sử dụng mọi biện pháp giảm giá thành góp phần lấy lại đà tăng trưởng của toàn ngành.

"Có lợi thế là tôm sú chúng ta phát triển thì thị trường còn rất rộng, riêng tôm thẻ chân trắng do phải cạnh tranh với nhiều nước vì vậy chúng ta phải nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Đặc biệt là không để vướng vào dư lượng kháng sinh cũng như hóa chất cấm liên quan đến các rào cản ở thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng những thị trường truyền thống cũng như thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu," Thứ trưởng Vũ Văn Tám lưu ý.

Cùng với thủy sản, rau quả là nhóm hàng được nhiều chuyên gia đánh giá đang trên đà mở rộng xuất khẩu và là nhóm sản phẩm luôn có sự tăng trưởng cao nhất trong các mặt hàng nông sản từ đầu năm tới nay, tăng khoảng 37,5%. Đặc biệt, “dư địa” cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này được đánh giá là khá lớn.

Để lấy lại đà tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm đối với các cây ăn quả có thị trường tiêu thụ tốt. Trong đó, tập trung vào các loại cây ăn quả chủ lực như: thanh long, xoài, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, vải, chuối. Cùng với đó phải tiếp tục duy trì thị phần ở những thị trường khó tính.

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho rằng cần phải xem xét lại cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo ông Hùng, lợi thế của nông nghiệp để tăng trưởng hiện nay là lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, tiếp đến là cây trồng đặc sản: rau và trái cây, bên cạnh đó là tập trung phát triển kinh tế rừng.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng, cùng với các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất trong ngắn hạn, từ nay tới cuối năm, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp lâu dài, đặc biệt phải  thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách có tính chất động lực cho phát triển như: cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, xúc tiến mở rộng thị trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm./.

Theo Minh Long/vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 384574

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73431545