14:02 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiền thừa, lãi suất chưa chịu giảm?

Thứ bảy - 16/03/2013 03:43
(VEF.VN)- Mặc dù các ngân hàng đang ứ tiền, lãi suất đầu vào giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay vẫn cao.

 

Thời gian qua đã có một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay về mức 10,5% -11%, tuy nhiên theo các DN để tiếp cận được với lãi suất này không hề dễ dàng, chỉ có một số DN làm hàng xuất khẩu, thuộc diện ưu đãi mới có thể vay được, còn hầu hết các DN khác vẫn phải chịu mức lãi suất cao hơn nhiều.

Lãi suất rẻ, phí đắt

Theo các DN, hiện có 2 nhóm ngân hàng cho vay với 2 mức lãi suất khác nhau.

Nhóm NH quốc doanh lãi suất dao động từ 12%-13%, nhóm NH cổ phần 13%-16%. Tuy nhiên, vay tiền từ NH quốc doanh rất khó khăn, trong khi vay từ nhóm thương mại cổ phần linh hoạt hơn.

Các DN cũng cho biết, hiện họ vẫn phải chịu đựng mức lãi suất cao như nửa cuối năm ngoái, chứ không được điều chỉnh giảm.

Một DN tronh lĩnh vực chế biến lâm sản cho biết, hiện 30% vốn vay của họ đang phải chịu lãi suất 18% một năm và 70% chịu lãi 15%. Không ít DN cho biết, có NH công bố cho vay với lãi suất 13%-14%, nhưng sau đó tính thêm một số chi phí lên tới 16%- 17%/năm.

 

 

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại Nhà nước trong tuần cuối tháng 2/2013 vừa qua từ 11%-15% và trung, dài hạn từ 14,6% - 16,5%. Còn với khối ngân hàng thương mại cổ phần, cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh thông thường từ 12%-15% và trung, dài hạn là 16%-17,5%.  Như vậy mức lãi suất phổ biến mà DN đang phải trả tính bình quân cũng từ 14%-16% vẫn còn khá cao.

Mức lãi suất này được cho là vẫn cao gấp 2 lần so với các nước trong khu vực. Trong khi đó lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái hiện là 7%, như vậy với lãi suất cho vay bình quân từ 14%-16%/năm thì mức lãi suất thực từ 7%- 9%. Đây là mức mà không một nền kinh tế nào có thể chịu đựng nổi, đồng thời không kích thích DN tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng kinh doanh.

Mới đây, tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2013, Chính phủ cũng đã chỉ rõ, lãi suất vẫn đang ở mức cao, dư nợ tín dụng giảm, sản xuất kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn... Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm 2013 đảm bảo hỗ trợ sản xuất.

Theo các chuyên gia kinh tế thì giảm lãi suất đang trở thành yêu cầu bức thiết nhằm tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn, thúc đẩy sản xuất.

Nợ xấu cao, khó giảm lãi suất

Trong khi đó thị trường vốn lại bị nghẽn đầu ra với biểu hiện là nhiều ngân hàng đang dư thừa vốn, không biết làm gì, phải chấp nhận gửi vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất thấp chỉ bằng nửa mức trần lãi suất huy động hay mua trái phiếu Chính phủ.

Rõ ràng ngân hàng đang thừa vốn, còn DN thì thiếu vốn vậy nhưng cung cầu không gặp nhau. Ngăn trở chính là do lãi suất cho vay cao. DN không muốn vay vốn vì lãi suất còn đắt đỏ, trong khi ngân hàng cũng chưa thể hạ lãi suất cho vay, điều này đang phản ánh sự bất ổn trong nội tại nền kinh tế.

 

 

Một số ý kiến cho rằng trong tình hình hiện nay nên hạ lãi suất huy động 0,5% để kéo lãi suất cho vay xuống. Theo luồng ý kiến này thì hiện đã có cơ sở để giảm lãi suất, đó là nợ xấu giảm còn 6% làm cho một số lớn nợ xấu được đẩy ra ngoài hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện để các ngân hàng đưa vốn ra thị trường, tăng dư nợ tín dụng. Chỉ số CPI tăng thấp vì vậy áp lực lên lạm phát không nhiều. Với trần lãi suất huy động 7,5% người gửi tiền vẫn có lãi suất thực dương và kênh tiết kiệm vẫn hấp dẫn với người dân.

Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng, mức giảm như vậy khó kéo lãi suất cho vay giảm mạnh. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thời gian qua giảm nhanh không phải do nền kinh tế chuyển động tốt lên, luân chuyển hàng hoá tốt, tồn kho giảm... mà do các ngân hàng  đã dùng trích lập dự phòng rủi ro để xoá đi một phần. Nghĩa là, các ngân hàng đã đánh đổi lợi nhuận để giảm nợ xấu, chứ không phải bản thân các khoản nợ xấu tốt lên.

Nợ xấu lớn buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến chi phí vốn tăng cao khó có thể giảm lãi suất cho vay. Do vậy, dù lãi suất huy động tới đây có tiếp tục giảm, thì lãi suất cho vay cũng khó giảm mạnh và tăng trưởng tín dụng vẫn là một thách thức của nền kinh tế.

Rõ ràng, lãi suất cho vay còn cao, việc yêu cầu các ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay là bức thiết, nhưng nếu nợ xấu chưa được giải quyết, thì sẽ khó thực thi. Các chuyên gia khẳng định, nợ xấu là nguyên nhân chính làm nghẽn dòng tín dụng, khiến lãi suất không thể giảm sâu. Vì vậy, muốn giảm lãi suất, khai thông dòng chảy tín dụng, biện pháp đầu tiên là phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu.

Nhưng xử lý nợ xấu được cho là diễn ra quá chậm. Nếu chỉ để mỗi ngân hàng xử lý nợ xấu thì hy vọng giảm lãi suất cho vay xuống thấp chắc khó xảy ra.

Theo Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 88


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1286714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72969423