00:19 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin Tây Nguyên: Giá hoa lily Lâm Đồng cao hơn năm trước

Thứ tư - 08/01/2020 22:53
Dự kiến, giá hoa ly ở Làng hoa Thái Phiên sẽ cao hơn năm trước, người dân vui mừng vì hoa nở đúng thời gian, ít bệnh.

Những ngày cận Tết, tại Làng hoa Thái Phiên (Phường 12, TP. Đà Lạt), nhiều nhà vườn trồng hoa ly vui mừng, vì hoa nở đúng thời gian, ít bệnh và giá cao hơn so năm trước.

hoa-66.jpg

Đóng hoa giao cho thương lái trước Tết Nguyên đán           

Chị Nguyễn Thị Sương, chủ vườn hoa lily, với hơn 1 ha, phấn khởi nói: “Hiện tại, hoa lily đang bán cho thương lái với giá 60 -70.000 ngàn đồng/bình (hoa 5 tai và 5 cành/bình). Riêng hoa lily bán Tết thì chưa chốt giá, nhưng khả năng sẽ tăng 10 - 20% so năm ngoái”.  

Cũng như các hộ trong Làng hoa Thái Phiên, hoa lily của ông Nguyễn Thanh Vang, chủ yếu cung cấp cho thị trường Tp Hồ Chí Minh. “Do năm nay thời tiết nắng ấm, nên cây phát triển tốt, ít dịch bệnh, và giá cao hơn năm trước, nên hầu hết nhà vườn, rất phấn khởi về vụ hoa Tết năm nay” - anh Vang cho biết.

Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân Phường 12, cho biết: Đầu tháng 12 âm lịch, thương lái đã đổ về xem và đặt hàng hoa lily. Riêng diện tích năm nay của Làng hoa Thái Phiên là hơn 15 ha, với số lượng khoảng 4,5 triệu cành, để phục vụ thị trường Tết.

Hiện, tại các nhà vườn, hầu như hoa đang trong quá trình chớm nụ, nên khả năng nở đúng Tết rất cao. Dự kiến, giá sẽ tăng hơn năm ngoái, dao động từ 150 - 200 ngàn đồng/ bình 5 cành. 

Người làm cà phê chất lượng ở vùng núi Min

“Tôm Coffee - Bắt đầu ngày mới” của Tăng Thị Hà (26 tuổi), chọn một ngách thị trường nhỏ, nhưng có chất lượng, “định vị” bản thương hiệu riêng, từ dòng cà phê đặc sản vùng núi Min (xã Trạm Hành, T.p Đà Lạt), với phương châm, đặt trọng tâm vào vị giác của người sành cà phê.

cf-981.jpg

Chị Hà, chế biến cà phê núi Min theo công thức củariêng  mình. Ảnh: P. Vân

Chứng kiến bà con nông dân làm vất vả, nhưng giá trị cà phê không được bao nhiêu, do lẫn lộn thương hiệu cà phê Cầu Đất, với nhiều vùng khác, làm giá trị cà phê giảm.

Vì vậy, chị Hà quyết tâm chuyển hướng, làm cà phê rang xay chất lượng cao, từ việc mở một quán cà phê, sau đó Hà mua một máy rang, xay; máy đo độ đường, độ ẩm cà phê để hiện thực hóa ý tưởng và từng bước xác lập thương hiệu cà phê sạch “Tôm Coffee - Bắt đầu ngày mới” cho riêng mình.

Tuy nhiên, để gây dựng một thương hiệu cà phê mới, ngay trên vựa cà phê Tây Nguyên, vốn đã có nhiều thương hiệu cà phê lâu đời, cũng là thách thức. 

“Sinh ra và lớn lên ở vùng cà phê, được tiếp xúc, chơi cùng cà phê. Từ nhỏ, tôi đã phải cùng bố mẹ vào vườn, tận núi Min để làm. Có lẽ vì vậy mà niềm yêu thích và đam mê cà phê, nhiều hơn bao giờ hết, giấc mơ cà phê chất lượng cao cứ mãi theo.

Ngày bán cà phê, tối mày mò rang xay, rồi xuống Sài Gòn học, và tìm hiểu về cà phê, cách rang xay. Điều mà tôi làm được, đó là nỗ lực không ngừng, để đem đến cho khách những ly cà phê tuyệt hảo, mang đậm dấu ấn của từng vùng trồng cà phê ngon nhất thế giới”, Hà chia sẻ. 

Bắt tay làm cà phê chất lượng cao, Tăng Thị Hà đã xác định, phải chọn hạt cà phê nguyên liệu đạt chuẩn, cộng với cách rang xay, pha chế theo công thức riêng, để tạo ra loại cà phê đặc biệt thơm ngon, phù hợp với khẩu vị từng người “sành điệu”, biết thưởng thức cà phê.

Theo Hà, cà phê chất lượng cao không có khái niệm cạnh tranh, mà thêm một lựa chọn mới, một trải nghiệm mới… cho khách hàng. 

Để từng bước thành công với sản phẩm cà phê cao cấp, mang thương hiệu cà phê của riêng mình, Hà đã trải qua không ít khó khăn, bởi chị phải thuyết phục nông dân trồng cà phê đạt chuẩn, thu hái 95% trái chín.

Sau khi thu mua, chế biến theo công thức riêng, đó là: rửa cà phê và lựa 100% hạt chín mọng, ủ cho lên đường, đem xay vỏ, không ngâm rửa, mà đem ra giàn phơi nắng to.

Khi đó chất ngọt, hương vị trái cây vẫn còn quyện trong hạt, sau đó, đem vào nhà kính, để cà phê khô từ từ, cho tới 12,5 độ, và cuối cùng là rang xay.

Cà phê núi Min khi rang vừa, sẽ cho mùi thơm của trái cây, một ít gỗ, vị chua thanh nhẹ nhàng, ngọt dịu, nhưng cũng có chút đắng. Tất cả các mùi vị đó, tạo nên bản sắc riêng của cà phê Arabica núi Min, ai đã từng thưởng thức sẽ lưu luyến mãi. 

Khi dồn hết sức mình cho cà phê thì “ánh sáng” đã xuất hiện; càng làm tôi càng đam mê, và cảm thấy thú vị.

Ngoài lựa chọn cà phê Arabica để làm nguyên liệu, Hà còn tìm và mua lại những hạt cà phê Bourbon vàng, Moka, để cho ra những sản phẩm cà phê đặc sản, đạt chất lượng nhất. Mặt khác, chủ động liên kết với nông dân để hướng họ vào vùng sản xuất theo quy trình cà phê chất lượng cao, từ đó, nâng chất lượng cà phê nguyên liệu của địa phương. 

Để từng bước chinh phục người sành cà phê, ban đầu, Hà gặp gỡ mời chào những người sành cà phê,  Từ đó, Hà từng bước thuyết phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất, ở chính xã mình sinh sống.

Họ chọn mua sản phẩm để tặng người thân, bạn bè, từ đó, thương hiệu cà phê của Hà lan tỏa dần. Đồng thời, hàng ngày vẫn nỗ lực mở rộng thị trường. 

Theo Hà, khi nói về những gì là đặc sản, đừng nên nói về số lượng, hãy bàn tới chất lượng. Phải quý và hiếm, thì giá mới được đẩy lên cao. Hiện, cà phê đặc sản “Tôm Coffee - Bắt đầu ngày mới”, đang hướng tới giới sành điệu, am hiểu và coi trọng văn hóa cà phê.

Chị Hà cho biết, canh tác trên đỉnh núi Min, các hộ đã dần hiểu ra giá trị cao của cà phê đặc sản, họ không chạy theo sản lượng, mà chú trọng cho ra loại cà phê đặc biệt, giá trị cao, hương vị độc đáo. Nói cách khác, cà phê đang dịch chuyển dần về “chất” hơn là “lượng”.

Thu nhập cao nhờ trồng cà tím Nhật Bản

Hiện, nhiều người dân xã Ea Tân (huyện Krông Năng) đã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, sang trồng cà tím Nhật Bản, mang lại thu nhập cao.

ca-99.jpg

Chị Duyên đang chăm sóc vườn cà tím

Trước đây, anh Phan Xuân Hùng (thôn Đoàn Kết) có hơn 1 sào cà phê già cỗi, năng suất thấp. Sau khi tham quan mô hình trồng cà tím Nhật Bản,  thấy hiệu quả kinh tế cao, tháng 7-2019, anh quyết định chặt bỏ, cải tạo  đất và trồng hơn 1.000 gốc cà tím.

Sau 45 ngày chăm sóc, cà tím cho thu hoạch. Thời điểm rộ, anh thu hái được 50-70 kg quả/ngày. Hiện, anh Hùng đã bán được hơn 3 tấn quả, với giá 7.000 đồng/kg, một nguồn thu đáng kể.

Anh Hùng cho biết, cà tím là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư ít (khoảng 5 triệu đồng/sào), mỗi lứa, thu hoạch từ 8 – 12 tháng, lợi nhuận gấp 3 lần so cà phê. Được Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải (TP. Hồ Chí Minh) bao tiêu sản phẩm, thu mua tại nhà, nên người dân rất yên tâm.

Xã Ea Tân hiện có 30 hộ dân trồng cà tím với tổng diện tích 7 ha , được Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải cung cấp cây giống, thuốc trừ sâu, phân bón, kỹ thuật và thu mua sản phẩm.

Chị Dương Thị Thảo, cán bộ kỹ thuật của Công ty cho biết, công ty đã thu mua cà tím của người dân 3 năm nay, nhận thấy loại cây này rất phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương, năng suất đạt 120 tấn/ha, cho quả to, bóng mượt, có hàm lượng dinh dưỡng cao.

 An Như (Tổng hợp)/ https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 480

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 479


Hôm nayHôm nay : 25410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 687936

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70915251