18:33 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng chăn nuôi đối mặt rủi ro

Thứ tư - 18/01/2017 03:07
Các trang trại chăn nuôi thua lỗ khiến dòng vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro.

Giá heo hơi bán tại trang trại ở các tỉnh Đông Nam bộ đang giảm xuống mức 31.000-32.000 đồng/kg. Với mức giá này, các trang trại chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ sẽ lỗ từ 4.000-5.000 đồng/kg. Nếu trang trại nuôi heo quy mô khoảng 50-100 con xuất bán trong dịp này sẽ lỗ từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Khổ vì đua ưu đãi lãi suất

Tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, trong suốt năm 2016, việc nhiều địa phương và các NHTM mở rộng khuyến khích cho vay ưu đãi lãi suất, cộng với giá bán các sản phẩm thịt heo tăng mạnh (hồi quý I/2016) đã khiến phong trào tái đàn của người dân khá ồ ạt.

Chẳng hạn, tại Đồng Nai tính đến thời điểm cuối 2016, riêng quy mô chăn nuôi trang trại đã có khoảng 1.500 cơ sở được tái đàn và phát triển trở lại. Quy mô đàn heo lên tới trên 1,4 triệu con. Trong khi đó tại Bình Dương, số lượng trang trại heo thịt cũng đạt mức tương tự với quy mô tổng đàn khoảng trên 500 nghìn con.

Không có doanh nghiệp vay vốn bình ổn

Đầu năm 2016, tỉnh Bình Dương ban hành chính sách hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị. Theo đó, ngân sách tỉnh được cấp cho Quỹ Đầu tư và Phát triển của địa phương, thực hiện cho vay tối đa 2 tỷ đồng (lãi suất bằng 70% lãi suất thị trường) đối với các trang trại, hợp tác xã, hộ nông dân và DN sản xuất, chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Ngay lập tức, việc khuyến khích đầu tư trang trại chăn nuôi được nhiều người dân hưởng ứng. Thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương, đến tháng 11/2016 đã có 25 phương án được phê duyệt vay với tổng số vốn 55 tỷ đồng. Trong khi đó, con số đăng ký vay vốn để phát triển trang trại lên tới 90 tỷ đồng.

Trong khi chính quyền địa phương đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất thì phía các NHTM và NHCSXH cũng không đứng ngoài cuộc. Ngay từ đầu 2016, tại các tỉnh Đông Nam bộ các NHTM như Agribank, HDBank, VietCapital Bank… cũng đồng loạt đưa ra các gói tín dụng hàng ngàn tỷ đồng để cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Chỉ tính riêng Đồng Nai, đến thời điểm cuối năm 2016, số lượng vốn các NHTM cho vay phục vụ chăn nuôi đã đạt con số trên 3.000 tỷ đồng với trên 110 trang trại, hợp tác xã và hơn 16.000 hộ chăn nuôi.

Phía NHCSXH cũng không chịu kém cạnh, theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi thông qua ủy thác tại đơn vị đạt gần 400 tỷ đồng. Trong năm 2016 đã có 23.000 lượt hộ dân vay vốn NHSCXH để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm.

Cẩn trọng cho vay mới

Theo ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, trong năm 2016 vừa qua, do nhiều tập đoàn lớn như: CP, Cargill, Masan, Hòa Phát... tăng cường phát triển hệ thống trang trại, cộng thêm việc giá thịt gia súc, gia cầm ổn định ở mức cao trong những tháng đầu năm nên người dân đầu tư vào chăn nuôi tăng khá mạnh.

Tại Đồng Nai, người dân hoặc là vay vốn, tự đầu tư mở rộng chuồng trại hoặc vay vốn đầu tư chuồng trại rồi liên kết với các DN để nuôi gia công. Thậm chí một số đơn vị đầu tư xây dựng chuồng trại sau đó cho DN khác thuê lại. Do vậy, lượng vốn NH đổ vào lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng khá cao. Chỉ tính riêng Agribank trong 9 tháng đầu 2016 đã cho vay khoảng trên 2.200 tỷ đồng vào lĩnh vực chăn nuôi, tăng gần 500 tỷ đồng so với năm 2015. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng quanh mức 6%/năm.

Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh nguồn tín dụng vào lĩnh vực chăn nuôi như trình bày ở trên đang chứa đựng khá nhiều rủi ro. Vì tới thời điểm hiện nay, các thống kê đều cho thấy rằng tổng đàn heo của cả nước hiện nay ở mức khoảng 29,1 triệu con nhưng tập trung quá nóng tại các tỉnh thành khu vực Đông Nam bộ. Trong khi đó, nguồn tiêu thụ chủ yếu lại phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Chỉ cần phía Trung Quốc ngừng mua hoặc biến động giá cả thì người nuôi dễ dàng rơi vào tình trạng lỗ vốn.

Ghi nhận tại Đồng Nai cho thấy, hiện nay mặc dù dư nợ cho vay chăn nuôi chỉ chiếm khoảng gần 3% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn nhưng cũng đạt con số trên 3.000 tỷ đồng. Với số lượng khách hàng vay vốn khoảng hơn 16.000 hộ và trên 100 trang trại, DN thì việc thu nợ và quản lý hồ sơ tín dụng chăn nuôi là khá vất vả. Chưa kể tính đến hết năm 2016, các NHTM trên địa bàn còn gia hạn trên 1.100 tỷ đồng đối với các khách hàng chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh thời điểm 2012. Vì vậy, việc tiếp tục cho vay mới vào chăn nuôi hầu như sẽ ít có kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận, thậm chí còn có thể dẫn tới gia tăng nợ quá hạn, buộc phải “giải cứu người chăn nuôi” khi Chính phủ có chủ trương hỗ trợ như giai đoạn trước.

Không có DN vay vốn bình ổn

Theo tìm hiểu của Thời báo Ngân hàng, để hỗ trợ các DN giữ bình ổn giá các loại sản phẩm thiết yếu (bao gồm các loại thực phẩm tươi sống), NHNN Chi nhánh các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã chỉ đạo các NHTM trên địa bàn thiết kế các gói vay ưu đãi bình ổn giá với tổng nguồn vốn vay hàng ngàn tỷ đồng/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn từ 6-7%/năm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay cả hai địa phương nói trên đều không có DN kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống nào tham gia vay vốn ưu đãi. Lý do các DN đưa ra là mức lãi suất 6-7%/năm chưa phải là mức thấp mà họ kỳ vọng. Thay vì tham gia chương trình vay vốn ưu đãi với nhiều ràng buộc, hiện lãi suất thị trường cũng có mức 7%/năm đối với những phương án tốt.

Ngọc Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1213070

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71440385