00:12 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín hiệu vui từ thị trường XK gạo

Thứ tư - 25/06/2014 04:10
Sau hợp đồng bán 800 ngàn tấn gạo sang Philippines, Việt Nam sẽ cung cấp 200.000 tấn gạo cho Malaysia.
Tín hiệu vui từ thị trường XK gạo

Tín hiệu vui từ thị trường XK gạo

Đây là tín hiệu cho thấy nhiều thị trường tập trung đã bắt đầu quay trở lại với gạo Việt Nam.

Thực ra, trong chuyện ký được hợp đồng 200 ngàn tấn gạo nói trên, Việt Nam ít nhiều có sự may mắn. Bởi do tình hình chính trị trong nước bất ổn, Thái Lan đã không thể cung ứng đủ 800 ngàn tấn gạo mà Malaysia cần NK trong năm nay.

Vì thế, Malaysia đã quay sang mua 200 ngàn tấn gạo của Việt Nam. Ông Huỳnh Thế Năng, TGĐ TCty Lương thực Miền Nam (đơn vị ký hợp đồng với Malaysia) cho biết, 200 ngàn tấn gạo này sẽ được giao từ tháng 7 đến tháng 9, nhờ đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc tiêu thụ lúa vụ hè thu 2014. Mà theo Cục Trồng trọt, đến ngày 19/6, đã có khoảng 350 ngàn ha lúa hè thu ở ĐBSCL được thu hoạch, năng suất bình quân 5,6 tấn/ha, sản lượng đã thu hoạch là 1,96 triệu tấn.

Cũng theo ông Năng, ngoài Malaysia, nhiều thị trường tập trung đã bắt đầu quay trở lại với các nhà XK gạo Việt Nam. Năm ngoái, Indonesia không NK gạo. Nhưng gần đây, phía Indonesia đã sang Việt Nam tìm hiểu việc có thể nối lại NK gạo từ khoảng tháng 8, tháng 9 tới.

Bangladesh sau nhiều năm không mua gạo từ Việt Nam, nay cũng đã quay trở lại tìm hiểu, xúc tiến khả năng mua gạo của nước ta. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nước nói trên chắc chắn sẽ mua gạo của Việt Nam, khi mà gạo Thái Lan vẫn đang cạnh tranh gay gắt.

Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại, Chính phủ quân sự Thái Lan đang tạm ngưng cung cấp gạo tồn kho để kiểm kê tồn kho gạo.

Do đó, các nhà XK gạo Thái Lan đang tránh chào hàng. Tuy nhiên, sau khi kiểm kê, chắc chắn Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục cho bán gạo ra để giải phóng tồn kho và lấy tiền trả nợ cho nông dân. Khi ấy, nếu giá gạo Việt Nam kém cạnh tranh so với gạo cùng loại của Thái Lan, khả năng các khách hàng từ các thị trường tập trung có thể quay sang mua gạo Thái Lan là không nhỏ.

Vì thế, ngành gạo Việt Nam cần phải tính toán ngay vấn đề này nhằm giữ được những thị trường tập trung nói trên và cả những thị trường khác. Qua đó, có thể ngăn được đà giảm sút XK gạo chính ngạch, tránh cho việc tiêu thụ lúa gạo trong nước đang phải phụ thuộc quá nhiều vào XK tiểu ngạch như hiện nay.

Đặc biệt, cơ cấu lúa gạo trong nước cần được thay đổi theo hướng nâng cao tỷ lệ gạo thơm, gạo đặc sản, vì những loại gạo này của Việt Nam đang có nhu cầu cao trên thị trường thế giới mà giá cả lại thấp hơn so với gạo thơm, gạo đặc sản của Thái Lan. Nhu cầu cao về gạo thơm Việt Nam có thể thấy rõ trong thống kê XK gạo tháng 5/2014, khi lần đầu tiên, gạo thơm nhảy lên đứng hàng thứ 2 sau gạo 15% tấm khi chiếm tỷ lệ 20,27%, cao hơn một chút so với gạo 5% tấm (19,53%).

Bên cạnh những thị trường nói trên, nhằm tìm thêm những thị trường khác cho hạt gạo Việt Nam, trong thời gian qua, Bộ Công thương và VFA đã tổ chức nhiều hoạt động XTTM ở một số thị trường quan trọng hoặc thị trường mới nổi.

Hồi đầu tháng 6, Bộ Công thương, VFA, TCty Lương thực Miền Bắc, TCty Lương thực Miền Nam cùng một số DN XK gạo lớn, đã sang khảo sát thị trường gạo Singapore, gặp gỡ làm việc với Hiệp hội các chà nhập khẩu gạo và gần 20 DN hàng đầu về NK gạo của đảo quốc này.

Singapore không phải là một thị trường tiêu thụ gạo lớn, nhưng đây lại là một thị trường trung chuyển quan trọng đưa gạo từ các nước XK tới nhiều nước ở châu Phi, nhiều hòn đảo ở Indonesia, và tới Philippines ...

Trong buổi gặp gỡ giữa 2 bên, Hiệp hội các nhà nhập khẩu gạo Singapore cho hay, lượng gạo mà các DN nước này mua từ Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua.

Hiện gạo Việt Nam đã chiếm 28% thị phần gạo của Singapore và còn nhiều tiềm năng để tăng thêm nữa, bởi các chủng loại gạo chính của Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu NK của các DN nước này. Loại gạo mà các DN Singapore quan tâm nhiều nhất là gạo Jasmine.

Ngoài Singapore, các bộ, ngành liên quan và VFA cùng các DN XK gạo hàng đầu cũng đã tiến hành XTTM gạo ở Malaysia, Mexico, nhằm thúc đẩy XK gạo sang những nước này trong thời gian tới.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219


Hôm nayHôm nay : 27154

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1217695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74264666