01:54 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín hiệu vui xuất khẩu trái cây

Thứ năm - 07/06/2018 23:50
Trong 2 ngày 4 và 5-6, ngài Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại TP Cần Thơ.
Tại buổi gặp gỡ báo chí vào sáng 5-6, Đại sứ Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Tôi được lãnh đạo TP Cần Thơ chiêu đãi trái xoài. Đây là trái xoài ngon nhất thế giới. Gần đây, Mỹ mở cửa cho trái vú sữa Việt Nam xuất khẩu sang, đây cũng là một loại trái rất ngon".
Được biết, trái xoài mà lãnh đạo TP Cần Thơ chiêu đãi ngài Đại sứ Hoa Kỳ là xoài cát Hòa Lộc, là loại xoài ngon nức tiếng của vùng ĐBSCL. Ngoài xoài, ngài Daniel J. Kritenbrink còn cho biết vú sữa Việt Nam cũng là một loại trái cây ông ưa thích và dự định sẽ thưởng thức thêm sầu riêng và… cá tra kho tộ của ĐBSCL. Hiện Việt Nam có 5 loại trái được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ là: vải, nhãn, chôm chôm, thanh long và vú sữa.
Trước đó, vào đầu tháng 5-2018, lô xoài 3 màu đầu tiên của Hợp tác xã GAP Bình Phước Xuân (An Giang) đã được xuất khẩu sang thị trường Australia thông qua Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (huyện Chợ Lách, Bến Tre). Chánh Thu cũng là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu chôm chôm, nhãn sang thị trường Australia và Hoa Kỳ cách nay gần 10 năm. Riêng mã code cho xoài 3 màu xuất khẩu đi Hoa Kỳ, doanh nghiệp này đang đàm phán với phía cơ quan kiểm dịch Mỹ để thống nhất và cấp phép.
Theo Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu VINA T&T, trong khi thị trường Nhật Bản thích trái thanh long Bình Thuận vì có vị chua nhẹ, thì thị trường Hoa Kỳ lại chuộng trái thanh long miền Tây nhờ vị ngọt thanh. Hiện nay, trung bình mỗi tuần công ty này xuất sang Hoa Kỳ khoảng 3 container trái thanh long, tương đương trên 50 tấn. Trái nhãn và chôm chôm cũng được tiêu thụ rất mạnh ở thị trường Hoa Kỳ với số lượng tương đương thanh long. Gần đây công ty này còn xuất thêm trái dừa tươi Bến Tre, ban đầu chỉ 40.000 trái/tuần, hiện nay số lượng tăng gấp 3 lần. Trái dừa được gọt vỏ, đóng gói và giữ lạnh ở nhiệt độ âm 10oC. Sản phẩm dừa Bến Tre có vị ngọt thanh nên người Mỹ thích hơn dừa Thái Lan có vị ngọt gắt.
Trước xu hướng xuất khẩu trái cây thuận lợi, Cần Thơ cũng đang xây dựng đề án quy hoạch một vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao phục vụ xuất khẩu rộng 700ha ở huyện Phong Điền, được người dân địa phương kỳ vọng sẽ đem lại sự thay đổi lớn trong thời gian tới. Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, xây dựng vùng chuyên canh là nhằm sản xuất trái cây với số lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Khó khăn hiện nay là, nếu làm được quy trình sản xuất trái cây chất lượng mà số lượng không đủ cung ứng thì cũng khó phát triển. Do đó, quy hoạch một vùng chuyên canh cây ăn trái là điều cần thiết.
UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn của TP nghiên cứu về thổ nhưỡng, thị trường và các vấn đề khi triển khai mô hình để tiến hành tư vấn, lấy ý kiến của người dân. Đây phải là mô hình hiện đại, ứng dụng nông nghiệp 4.0 để sản xuất ra sản phẩm hữu cơ theo yêu cầu của thị trường thế giới, ông Dũng khẳng định. 
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả của nước ta đạt kim ngạch 1,62 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng quả ước đạt 1,27 tỷ USD, tăng 7,3%; mặt hàng rau ước đạt 198 triệu USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất với 988,8 triệu USD, chiếm 74,3% xuất khẩu rau quả của Việt Nam và tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2017. Một số thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tăng lần lượt là 12,8%, 16,4% và 13,5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt tương ứng 38,8 triệu USD, 36,6 triệu USD và 34,8 triệu USD. 
Để tiếp tục giữ vững tăng trưởng xuất khẩu rau quả, tránh tình trạng được mùa mất giá, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong thời gian tới ngành rau quả Việt Nam phải kiểm soát kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài kiểm tra đôn đốc các nhà máy chế biến theo tiến độ từng năm, phải phối hợp với các địa phương tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến nhằm giữ vững vị thế rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo HÀM LUÔNG/sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121


Hôm nayHôm nay : 18697

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90826

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73137797