18:04 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin tức Tây Nguyên”: Gập ghềnh rau VietGAP ra thị trường

Thứ hai - 26/03/2018 10:06
Trong khi người tiêu dùng lo lắng về rau bẩn thì rau VietGAP lại không tìm được đầu ra. Vẫn là “bài toán” cũ, nhưng bao nhiêu năm nay cứ loay hoay chưa tìm ra lời giải.

Trong khi người tiêu dùng lo lắng về rau bẩn thì rau VietGAP lại không tìm được đầu ra. Vẫn là “bài toán” cũ, nhưng bao nhiêu năm nay cứ loay hoay chưa tìm ra lời giải.

Đắk Lắk: Gập ghềnh rau VietGAP ra thị trường

Làng rau Ea Pốk (huyện Cư M’gar) là một trong những làng rau khá có tiếng và lâu đời trên địa bàn tỉnh. Hơn 40 xã viên tham gia trồng rau của Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ Toàn Thịnh (HTX Toàn Thịnh) đứng chân trên địa bàn áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGAP. Thế mạnh của HTX là rau ăn lá với các loại như xà lách, cải ngọt…

1-dak-lak.jpg
Mỗi ngày HTX cung ứng ra thị trường từ 2-3 tấn rau, củ, quả các loại đạt tiêu chuẩn VietGAP

Mỗi ngày đơn vị cung ứng ra thị trường từ 2-3 tấn rau, củ, quả các loại đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 1 tạ rau được bán ở các cửa hàng rau sạch trên địa bàn tỉnh với giá cao hơn 20% so với rau được trồng theo kiểu truyền thống, số nhiều còn lại đành phải bán ra chợ với giá bấp bênh. Ông Lê Văn Nhân, Giám đốc Công ty cho biết, dù sản phẩm do công ty làm ra đã được cơ quan chức năng kiểm định và cấp chứng nhận chất lượng nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm vô cùng khó khăn. Có những thời điểm, nguồn thu không đủ bù lại chi phí sản xuất.

Gia Lai: Nhà máy từ chối thu mua, mía bán rẻ như cho

Ngành mía đường nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thực hiện các cam kết hội nhập trong niên vụ 2017-2018.

Tại Tây Nguyên, vùng trọng điểm về mía của cả nước, đã qua thời các nhà máy tranh giành nguyên liệu. Thậm chí, tại các huyện thị phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, còn có tình trạng nhà máy từ chối thu mua hàng nghìn ha mía của nông dân, khiến nhiều người chấp nhận bán rẻ như cho.

Lý do là vì bà con nông dân không ký kết hợp đồng trồng mía niên vụ này, Nhà máy đường Ayun Pa từ chối thu mua.

2-gia-lai.jpg
Người dân trồng mía khi tìm đầu ra gặp nhiều khó khăn

Các huyện thị phía Đông Nam tỉnh Gia Lai gồm Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa có vùng nguyên liệu mía gần 13.000 ha và được UBND tỉnh Gia Lai quy hoạch vùng nguyên liệu này cho Nhà máy đường Ayun Pa thuộc Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai.

Theo thống kê, có khoảng 1.200 – 1.500 ha mía trong vùng, nông dân không ký hợp đồng với Nhà máy đường Ayun Pa. Toàn bộ diện tích này nông dân hiện chưa biết bán cho ai vì phía nhà máy đường từ chối thu mua.

Đắk Nông: Xúc tiến xây dựng nhãn hiệu ‘Cà phê Đắk Mil’

Toàn huyện Đắk Mil hiện có hơn 21.000 ha cà phê với sản lượng trung bình 50.000 tấn/năm. Mặc dù đóng góp phần lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương nhưng theo đánh giá của UBND huyện Đắk Mil, cà phê chưa phát huy hết tiềm năng về sản lượng, chất lượng.

3-dak-nong.jpg
Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Đắk Mil” nhằm tạo dựng thương hiệu cà phê ở vùng có sản lượng, chất lượng của tỉnh Đắk Nông

Theo ông Ngô Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Đắk Mil” nhằm tạo dựng thương hiệu cà phê ở vùng có sản lượng, chất lượng của tỉnh. Do đây là nhãn hiệu tập thể nên khi được bảo hộ thành công, huyện sẽ rà soát và cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê có đủ các tiêu chuẩn, đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, cách thức sản xuất… sử dụng nhãn hiệu này. “Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Đắk Mil”. Thời gian tới, huyện sẽ vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê nhằm nâng cao uy tín của cà phê Đắk Mil”, ông Hải cho biết thêm.

Kon Tum: Hàng trăm ngôi nhà chòi mọc lên để nhận tiền bồi thường từ dự án

Liên quan đến Dự án đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi qua Quốc lộ 24, tại khu vực làng Kon Hra Chót, TP. Kon Tum đã xuất hiện hàng trăm ngôi nhà chòi của người dân mọc lên san sát. Những việc làm này, mục đích là để báo cáo khống để đội giá tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cao hơn hàng chục lần.

4-kon-tum.jpg
Tại khu vực làng Kon Hra Chót, TP. Kon Tum đã xuất hiện hàng trăm ngôi nhà chòi của người dân mọc lên san sát

Ông Võ Đại Tân, Trưởng phòng Ban Quản lý Dự án 98, tỉnh Kon Tum thông tin thêm: “Hiện nay, UBND tỉnh, Ban Quản lý 98 cũng đã chỉ đạo UBND thành phố Kon Tum, phối hợp với các xã, phường. Thực hiện công tác vận động các hộ gia đình đã tự ý trồng, theo dõi các đối tượng không chấp hành, lập biên bản các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật”.

 Quốc Hùng (tổng hợp)/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 90


Hôm nayHôm nay : 36159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 190406

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73237377