20:55 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tôm vẫn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực

Thứ bảy - 09/06/2012 10:08
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 5, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 500 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm lên 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, với mặt hàng chủ lực là tôm.
Nhật Bản đang là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 26,9% tổng kim ngạch; tiếp đó là thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, châu Á cũng nổi lên như là một thị trường đầy hứa hẹn cho tôm Việt Nam. Thị trường Australia cũng đang trở thành một điểm sáng khi có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, tăng 70% và vượt qua Canada để trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam.

Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, ngoài những thị trường châu Á đang tăng trưởng mạnh, tình hình xuất khẩu tôm sang EU vẫn không mấy khả quan, không chỉ vì tác động của khủng hoảng nợ công ở châu Âu mà còn vì những rào cản phi thuế của các thị trường này.

Ba nước tiêu thụ tôm chính của Việt Nam trong khối EU là Đức, Anh, Pháp đồng loạt giảm mạnh nhập khẩu tôm Việt Nam khiến tổng lượng xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm mạnh. Cụ thể, Đức giảm 26,4%, Hà Lan giảm 10,9%, Italia giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2011.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, thời gian qua, phía EU đã đưa ra những yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.

Mặc dù, EU đã công nhận Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) đủ tiêu chuẩn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất vào EU. Tuy nhiên, nếu một lô hàng thủy sản nào đó bị phía EU kiểm tra nhưng không đạt tiêu chuẩn thì ngay lập tức sẽ bị trả về.

Sau một thời gian dài rớt giá mạnh, hiện giá tôm sú nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã quay đầu tăng trở lại do nhu cầu mua vào của các doanh nghiệp tăng lên.

Hiện, tôm sú loại 20 con/kg có giá 190.000-195.000 đồng/kg; loại 30 con/kg có giá 135.000-140.000 đồng/kg, tăng trung bình từ 3.000-5.000 đồng/kg so với mức giá đầu tuần trước, nhưng vẫn còn thấp hơn từ 30.000-50.000 đồng/kg so với mức giá kỷ lục từng đạt được trong vụ tôm năm ngoái./
<div left;="" width:="" 480px;="" text-align:="" right;="" font-weight:="" bold"="" style="padding: 0px; margin: 0px; text-align: right; ">Theo TTXVN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 319


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1547723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74594694