01:20 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tôm xuất sang Mỹ bị đánh thuế gấp hơn 4 lần

Thứ năm - 22/09/2016 04:49
Tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) cho giai đoạn từ ngày 1/2/2014 đến ngày 31/1/2015.

Trong kết luận sơ bộ, DOC đã lựa chọn 2 doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc với mức thuế là 2,86% và 4,78%. Từ đó, mức thuế sơ bộ của các bị đơn tự nguyện (bình quân gia quyền thuế suất của các bị đơn bắt buộc) là 3,56%.

Tuy nhiên, trong kết luận cuối cùng DOC chỉ lựa chọn duy nhất 1 bị đơn bắt buộc với mức thuế suất giữ nguyên so với quyết định sơ bộ là 4,78%. Vì vậy, các bị đơn tự nguyện cũng nhận mức thuế suất 4,78%. Thuế suất toàn quốc vẫn giữ nguyên ở mức 25,76%.

So với mức thuế cuối cùng của POR9 (công bố ngày 15/9/2015), mức thuế cuối cùng của POR10 đã bị tăng lên đáng kể, từ 0,91% tới 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới biên độ phá giá tăng đáng kể trong POR10 theo Cục Quản lý cạnh tranh là do DOC tiếp tục áp dụng phương pháp định giá phân biệt (differential pricing) (cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về 0) để tính toán biên độ phá giá.

Như vậy, kể từ kết quả sơ bộ của POR8, DOC đã liên tục áp dụng phương pháp định giá phân biệt để tính biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam, khiến biên độ phá giá bị tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn tới mức thuế suất của POR10 cao hơn đó là vấn đề giá trị thay thế và nước thay thế. Trong các đợt rà soát hành chính tôm trước đây đối với Việt Nam, DOC thường lựa chọn Bangladesh làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá.

Trong POR10, mặc dù DOC vẫn xác định Bangladesh là nước thay thế chính và sử dụng số liệu của nước này để định giá nguyên vật liệu đầu vào, tuy nhiên, đối với một số đầu vào nhất định, DOC sử dụng giá trị của Ấn Độ. Điều này cũng góp phần dẫn đến biên độ phá giá tăng lên cho các doanh nghiệp Việt Nam.

P.V 
Theo Báo Hải quan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 454

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 452


Hôm nayHôm nay : 28845

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1048700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65034644