20:56 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trái cây Việt trong mắt DN nước ngoài: Vì sao nhập nhiều hơn xuất?

Thứ năm - 02/11/2017 10:49
Điều nghịch lý là, Việt Nam đang nhập khẩu trái cây nhiều hơn là xuất khẩu, thị trường nội địa và nhiều thị trường gần khác cũng đang bị “bỏ quên”!.

Ông Siebe van Wijk, chuyên gia nông nghiệp của Công ty Freshstudio, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn nhiều lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nhận định như vậy về xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Qua thống kê của cơ quan chức năng, ông Wijk cho biết, có đến 68% trái cây xuất khẩu của Việt Nam đến từ thanh long, và 83% trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu số lượng lớn sang các thị trường cao cấp như châu Âu.

Việt Nam đang nhập khẩu trái cây nhiều hơn xuất khẩu, ngay cả nhập khẩu từ các nước láng giềng. Điều tối quan trọng là phải tìm cách thâm nhập thị trường các nước láng giềng, ví dụ về tiếp cận thị trường Thái Lan.

 trai cay viet trong mat dn nuoc ngoai: vi sao nhap nhieu hon xuat? hinh anh 1

 ​​​​​​Việt Nam đang nhập khẩu trái cây nhiều hơn cả xuất khẩu?

Việt Nam chỉ được phép xuất khẩu sang Thái Lan các loại trái cây gồm thanh long, nhãn và vải. Trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu hơn 20 loại trái cây khác nhau sang Việt Nam. Dữ liệu từ Hải quan Việt Nam cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu trái cây từ Thái Lan vào Việt Nam đạt 680 triệu USD, chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam.

Vậy, làm sao để thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh luẩn quẩn này? Ông Wijk cho rằng, Việt Nam cần hướng đến những thị trường quan tâm nhiều đến chất lượng. Các thị trường xuất khẩu với người tiêu dùng có thu nhập cao như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… 

Đây là những thị trường có các yêu cầu khắt khe về chất lượng. Các công ty có thể đáp ứng các yêu cầu này có thể bán sản phẩm cao giá hơn. Trong đó, các điều kiện tiên quyết: GlobalGAP, HACCP, hoặc BRC và các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Cũng cần hiểu rõ các tiêu chuẩn châu Âu về mức dư lượng tối đa (MRL), trong đó, một số chuỗi bán lẻ các tiêu chuẩn riêng chỉ bằng 50% tiêu chuẩn MRL chung của EU, tức có yêu cầu khắt khe hơn.

Các yêu cầu tại các thị trường khác trong tương lai các yêu cầu tương tự sẽ được áp dụng cho các sản phẩm suất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường khác như Trung Đông.

“Việt Nam cũng nên quan tâm đến vấn đề đóng gói tố trái cây chất lượng tốt với thời hạn sử dụng lâu hơn, tối thiểu phải bảo quản được hai tuần sau khi tới châu Âu. Nhiều sản phẩm trái cây rất ngon nhưng khi nhập khẩu vào Mỹ, châu Âu… đã hư hỏng, giảm chất lượng”, ông Wijk đề xuất.

 trai cay viet trong mat dn nuoc ngoai: vi sao nhap nhieu hon xuat? hinh anh 2

Bao trái xoài chuẩn bị để xuất khẩu ở An Giang

Ông Vasant L.Patil – đại diện CropLife Asia, cũng cho rằng, hiện nay, thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng ngày càng nhiều khi thực thi thương mại xuất khẩu. Trong đó, các tiêu chuẩn MRL thường xuyên thay đổi, luật lệ của các nước nhập khẩu cũng thay đổi theo. Đó là chưa kể, các nước nhập khẩu bắt đầu thực hiện giám sát đến tận vùng sản xuất.

Ông Vasant cho rằng, không riêng gì sản phẩm trái cây, nông sản nói chung nếu vi phạm các quy định về vượt mức MRL, sản phẩm xuất khẩu sẽ bị xuất khẩu, người trồng trọt, nhà xuất khẩu có teher bị phạt, bị truy tố… Do đó, Chính phủ và nông dân cần đẩy mạnh hệ thống canh tác luân canh kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp.

Vậy làm sao để thay đổi?

Ông Siebe van Wijk cho rằng, nông dân nên tham gia ký kết các hợp đồng sản xuất, tuân thủ các quy trình sản xuất tốt và chỉ sử dụng các hóa chất cho phép. Về phía doanh nghiệp, cần đầu tư vào các nhà máy đóng gói chuyên nghiệp, thành lập các hệ thống ký kết hợp tác sản xuất, đầu tư vào các tiêu chuẩn xã hội, thiết lập các dịch vụ khuyến nông chuyên nghiệp, thiết lập danh sách các vật tư nông dân được phép sử dụng và huấn luyện cho nông dân…

“Cơ quan nhà nước cũng cần yêu cầu kiểm tra hàng năm các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của tất cả các công ty tại Việt Nam, vận động hành lang các nước về những MRL trên nhiều loại trái cây nhiệt đới, tạo danh sách các thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với người tiêu dùng…”, ông Wijk đề xuất.

Tác giả bài viết: Thuận Hải

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 344


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394874

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441845