05:29 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trở ngại lớn để thực hiện khát vọng Việt Nam: Năng suất lao động

Thứ sáu - 09/08/2019 06:00
Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật thấy để đưa khát vọng, ước mơ thành sự thực còn nhiều, rất nhiều việc phải làm. Đầu tiên là tăng năng suất lao động.
tr8d.jpg

Đất nước thịnh vượng và hùng cường, người dân hạnh phúc là khát vọng bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Chúng ta phấn đấu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam), nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam mới, nước Việt Nam của Dân, do Dân, vì Dân), trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (29/11/2018).

Tuy nhiên, trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật thấy để đưa khát vọng, ước mơ thành sự thực còn nhiều, rất nhiều việc phải làm. Đầu tiên là tăng năng suất lao động. Nói vậy vì không thể giàu có nếu năng suất lao động thấp, một người làm chỉ nuôi được vài ba người ở mức chưa cao và không có tích lũy hoặc tích lũy thấp.

Thực tế là, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dù dùng thước đo nào thì năng suất lao động của chúng ta vẫn thấp xa so với các nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước công nghiệp phát triển. Cụ thể, năm 2018, năng suất lao động của ta chỉ bằng 1/30 lần Singapore, bằng 29% của Thái Lan, bằng 13% của Malaysia và bằng 44% của Philippines. Nếu không nhanh chóng cải thiện vấn đề này thì tụt hậu, bị bỏ lại không còn là nguy cơ mà là khá rõ ràng.

Nguyên nhân khiến năng suất lao động của ta thấp có nhiều, như: xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, ngành nông nghiệp là một trụ cột của nền kinh tế nơi lực lượng lao động còn rất cao, tới trên 40% dân số, quy mô sản xuất nhỏ lẻ là chính, lao động thủ công với tay nghề thấp, cơ giới hóa và tự động hóa thấp,… Thêm vào đó là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo cũng khiến cho năng suất lao động khó cao…

Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng thì nâng cao năng suất lao động phải được đặc biệt quan tâm, phải coi nâng cao năng suất lao động, nhất là năng suất lao động ngành nông nghiệp là đột phá.

Mới đây nhất, ngày 7/8, tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia, sau khi phân tích một cách kỹ càng trên cơ sở phương pháp tiếp cận mới về năng suất lao động của nước ta, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chỉ số năng suất lao động tại Việt Nam chưa cao do xuất phát điểm thấp nhưng “tiềm lực trong mỗi người dân của chúng ta rất lớn”.
 

Đồng thời Thủ tướng chỉ ra lời giải cho bài toán năng suất lao động. Theo đó, Thủ tướng khẳng định phải nhanh chóng giảm lao động trong nông nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ hơn nữa và cải cách thể chế để khai thác mọi nguồn lực trong mỗi người dân Việt Nam phải đi trước. Phải tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia vào các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế, các chuỗi giá trị toàn cầu, biến các dòng chảy đó trở thành lực đẩy cho các cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất quốc gia của chúng ta. Và người lao động phải được trang bị vốn và công nghệ mới có thể phát huy được năng lực, do đó, đầu tư vào ứng dụng khoa học công nghệ là một chính sách đặc biệt ưu tiên của Chính phủ. Hai chiến lược đào tạo kỹ năng chuyên môn cho lao động và đầu tư cho công nghệ phải tương thích với nhau để bảo đảm hiệu quả tốt nhất trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giảm lao động nông nghiệp thì phải tổ chức lại sản xuất. Theo đó, phải nhanh chóng hỗ trợ, khuyến khích hình thành hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp là đầu tàu. Chỉ có liên kết như vậy, hợp tác xã mới trụ vững được trong giai đoạn kinh tế mở hiện nay. Và cũng chỉ có như vậy, chúng ta mới có vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, mới áp dụng được cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và đáp ứng nhu cầu của mọi thị trường.

Khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước là động lực giúp chúng ta đoàn kết một lòng, đánh thắng nhiều kẻ thù mạnh hơn ta, giàu hơn ta.

Mong rằng, Khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng là động lực khơi dậy lòng yêu nước để mọi người Việt Nam chung sức đồng lòng, cùng nhau tạo nên cuộc bứt phá trong năng suất lao động.

 Theo Hiền Anh/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201


Hôm nayHôm nay : 29814

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 211846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73258817