05:36 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao heo hơi vẫn thấp giá

Thứ tư - 12/07/2017 22:09
Sau hơn 2 tháng cả nước phát động chiến dịch “giải cứu” heo, đến nay giá heo hơi trong tỉnh nói riêng, cả nước nói chung vẫn ở mức thấp. Cụ thể, tại thị trường nội tỉnh, giá heo xuất chuồng ở mức 24.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi là 32.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi tiếp tục thua lỗ ít nhất 800.000 - 1 triệu đồng/tạ.
Người nuôi heo lao đao vì trong gần 3 tháng qua, giá heo hơi tăng không đáng kể

Người nuôi heo lao đao vì trong gần 3 tháng qua, giá heo hơi tăng không đáng kể

“Giải cứu” không thành

“Từ diễn biến của giá heo hơi trên thị trường trong thời gian gần đây, có thể nói rằng, chiến dịch “giải cứu” heo trên địa bàn cả nước mới chỉ dừng lại ở giải pháp tình thế; việc này mới chỉ giúp nông dân (ND) giảm bớt khó khăn từ các giải pháp như khoanh nợ, kêu gọi doanh nghiệp (DN) gia tăng dự trữ hàng bằng hình thức cấp đông… Giá heo hơi hiện nay vẫn chưa về điểm “hòa vốn”. Hiện tại, người nuôi heo vẫn tiếp tục thua lỗ cho mỗi con heo xuất chuồng ít nhất là 800.000 đồng/tạ. Một số nơi, việc “giải cứu” mới chỉ hạ được giá bán thịt cho người tiêu dùng chứ giá thương lái mua của ND vẫn không tăng. Việc “giải cứu” đến thời điểm này có thể nói gần như bảo hòa…”- bà Trần Thị Mơ (xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn) chia sẻ.

 

Gia đình bà Mơ có 3 đời chuyên sống với nghề chăn nuôi heo. Những năm trước đây, có thời điểm giá heo lên đến 5,2 triệu đồng/tạ, thời điểm đó, bà Mơ lãi ít nhất 20.000 đồng/kg, bà đã nhanh chóng tăng đàn. Song, kể từ trước Tết Đinh Dậu, giá heo hơi bắt đầu lao dốc, bà Mơ cùng nhiều hộ chăn nuôi khác lâm vào cảnh phá sản. Giấy đất cầm cố trong ngân hàng bị phong tỏa. “Nguyên nhân của vấn đề trên là do cung vượt cầu. Thị trường tiêu thụ mở ra không kịp với tốc độ tăng đàn. Chăn nuôi hiện nay vẫn còn mang tính tự phát…” - ông Nguyễn Phúc Khương, Phó trại chăn nuôi heo Vĩnh Khánh (Công ty Afiex), chia sẻ.

Những năm qua, đầu ra heo hơi vẫn là thị trường Trung Quốc (TQ). Năm 2016, TQ tiêu thụ 40,85 triệu tấn thịt heo. Nhìn thấy triển vọng này, thương lái trong nước đã “dồn lực” đưa heo sang TQ, vì vậy khi nước này “đóng cửa biên giới”, người nuôi đã rơi vào thế bị động. Ở một diễn biến khác, từ đầu năm 2016 đến nay, người dân TQ đã bớt ăn thịt heo.

Mất kiểm soát

Trong thời gian dài, ngành chăn nuôi heo đã bị mất kiểm soát trên cả 3 phương diện: Quy hoạch, thả nuôi, tiêu thụ. Trong quy hoạch và quản lý quy hoạch, cơ quan chức năng chưa có biện pháp chế tài khi thấy tình trạng thả nuôi tăng đột biến. Trên bình diện xuất khẩu, sản phẩm thịt heo của ND mới chỉ xuất sang các nước TQ, Campuchia (CPC), trong đó xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang TQ vẫn nhiều hơn. Riêng thị trường CPC thì “ăn hàng” theo thời điểm, vì vậy, đây chưa phải là thị trường xuất khẩu mang tính bền vững.

Người chăn nuôi thua lỗ nặng, người tiêu dùng vẫn mua thịt với giá cao trong suốt thời gian dài. Gia đình bà Trần Thị Xiếu (phường Long Thạnh, TX. Tân Châu) cho biết, bà rất thích mua thịt heo về chế biến món ăn. 5 tháng qua, giá thịt ở chợ Tân Châu không giảm bao nhiêu. Cụ thể, thịt đùi 85.000 đồng/kg, ba rọi 75.000 đồng/kg, trong khi một số hộ nuôi heo ở xã Long An, bán cho thương lái thì lỗ nhiều nên họ chọn phương án tự mổ rồi mang ra chợ quê tiêu thụ; giá thịt đùi cũng chỉ có giá 40.000 đồng/kg. Như vậy, bối cảnh heo rớt giá, từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng chẳng được lợi gì trong khi thương lái thì thu lợi.

Để chăn nuôi heo phát triển mang tính bền vững, thời gian tới, cơ quan chức năng cần tính đến vấn đề quy hoạch, trong đó có phát triển nuôi và thị trường cho các loại sản phẩm. Trên phương diện quy hoạch phát triển nuôi, cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Cụ thể, không nên để tình trạng nuôi tự phát xảy ra. Cần có giải pháp hữu hiệu để điều tiết giá thức ăn chăn nuôi sao cho hợp lý cũng như giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. Có vậy thì ngành chăn nuôi mới hy vọng phát triển ổn định và bền vững.

Năm 2014, tổng đàn heo cả nước đạt 25 triệu con, trong đó An Giang nuôi khoảng 100 ngàn con. Đến đầu năm 2017, tổng đàn cả nước tăng lên trên 30 triệu con, sản lượng thịt lên mức 5 triệu tấn, trong khi việc tiêu thụ chỉ tập trung vào thị trường TQ nên rủi ro ở mức cao là điều không tránh khỏi.

“Cần phát huy vai trò của hiệp hội ngành nghề như thành lập Hiệp hội Chăn nuôi của tỉnh để những hội viên có thêm nhiều thông tin, hoạch định chuyện làm ăn, tránh tình trạng thiếu thông tin trong quay hoạch sản xuất, từ đó dễ dẫn đến cung vượt cầu như thời gian qua” - ông Trần Thanh Hồng (xã Long An, TX. Tân Châu), kiến nghị.

 

Nguồn: Báo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 47692

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 420519

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73467490